Nghe bài viết
|
Về tinh thần tự lập của người công dân
“ Người không có tính độc lập thì thường phải dựa dẫm vào kẻ khác …thì lúc nào cũng phải thăm dò ý tứ trông vào thái độ của người ta…thì nhất định phải tìm cách lấy lòng người đó, luôn phải lấy lòng thành ra chịu ơn, lâu dần sẽ trở thành xu nịnh và luồn cúi người mình dựa dẫm. Chẳng mấy chốc, tính xu nịnh luồn cúi trở thành thói quen. Một khi đã quen xu nịnh luồn cúi thì mặt phải “trơ”, và “dây thần kinh xấu hổ” cũng mất. Điều muốn nói không dám nói, gặp ai cũng phải xun xoe, khúm na khúm núm. Cuối cùng, thói quen xu nịnh, thói luồn cúi trở thành bản chất, tính cách. Người xưa có câu “ Thói hư thành tật” cũng là vậy. Đã là tật, là bản chất, là tính cách thì khó sửa.”
“Tôi phải nói như trên, vì xuất phát từ thực tế là … chúng ta không có tinh thần độc lập nên mới sinh ra đủ thứ xấu xa. Hiện nay,…, nếu có lòng yêu nước thì mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ trước hết về độc lập cho bản thân, rồi hãy giúp đỡ người khác cùng độc lập. Cha mẹ phải khuyên dạy cho con cái, thầy giáo phải khuyên dạy cho học trò về tinh thần độc lập…”
“ Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu- có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân thực hiện. Có như vậy mới mong thành công.”
“ Khai phá văn minh là công việc của khu vực tư nhân, bảo hộ là công việc của chính phủ. Có như thế thì mọi người dân mới không dửng dưng, mới tự hào “ công cuộc văn minh hóa” là công cuộc của chính họ, chứ không phải vật sở hữu của riêng chính phủ. Có như thế thì người dân mới vui sướng đồng cảm với mọi phát minh sáng chế trên đất nước mình và càng muốn đồng lòng hợp sức sao cho mình không thua kém phương Tây…”
Nguồn: Khuyến học- Tác giả FUKUZAWA YUKICHI, Dịch giả Phạm Hữu Lợi; Tiêu đề do admin đặt