Về người con
Nghĩa vụ của người lớn
Thông thường bậc làm cha làm mẹ luôn hết mực yêu thương con cái , tuy nhiên việc yêu thương con cái như thế nào cho đúng thì còn nhiều ý kiến tranh cãi, chúng ta lắng nghe ý kiến phổ biến và hợp lý sau đây của một người cha:
“Tôi luôn dùng mọi nỗ lực và trí tuệ để làm cho bản thân được yêu mến hơn là trở lên đáng sợ. Tôi không muốn hiện ra như là chủ nhân đối với những người nhìn tôi như một người cha. Do đó mà những đứa trẻ tình nguyện vâng lời và kính trọng, nghe tôi dạy bảo và làm theo yêu cầu của tôi, và tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự hỗn xược hay phát hiện ra thói hư tật xấu nào nơi chúng. Tôi hoan hỉ về mọi hành vi tốt mà chúng thực hiện. Tôi hi vọng và mong mỏi nhìn thấy điều đó lớn lên ngày qua ngày.”
Quả là một người cha đích thực. Nhưng không ai mà không rõ tính mơ hồ của những người trẻ. Nếu chúng có tật xấu nào, chúng che đậy và giấu kín khỏi tầm mắt của bố mẹ và người lớn bởi sợ hãi hay vì xấu hổ. Chỉ lâu sau đó các tật xấu mới bộc lộ ra và bị phát hiện. Người trẻ mà thiếu sự sợ hãi và kính trọng bao nhiêu thì nhiều thói hư tật xấu phát sinh ra bấy nhiêu. Thỉnh thoảng chúng suy đồi bởi thiên hướng tự nhiên trong chúng, thỉnh thoảng được truyền cảm hứng từ những điều xấu và hoàn toàn trở lên tồi tệ bởi những cuộc trò chuyện và phong tục, thói quen diễn ra quanh chúng. Có cả nghìn con đường dẫn một người tốt trở lên một tay vô lại.
Chúng ta có thể nhìn thấy bất cứ nơi đâu, hay ở tại chính đất nước chúng ta, khi những đứa con của những công dân giỏi giang, những đứa trẻ có một tương lai sáng lạn với diện mạo và ứng xử làm vừa ý bất cứ ai, đầy ắp tính hòa nhã và những cử chỉ tốt, khi lớn lên thực hiện những hành vi ô nhục như thế nào. Tôi tin rằng đó là hậu quả của sự hờ hững, lơ đễnh hoặc thiếu kiến thức của những người có trách nhiệm mà lại không hoặc không biết cách chỉ bảo và kiềm chế chúng.
Nghĩa vụ của người cha không chỉ là, như mọi người nói, chăm lo tích trữ của cải tiền bạc. Ông ta nên, nhiều hơn thế, nhìn bao quát và canh giữ gia đình từ mọi phía, phải kiểm tra và cân nhắc toàn bộ khách khứa, bạn bè, kiểm tra toàn bộ việc làm của mọi thành viên cả ở bên trong và bên ngoài ngôi nhà, nắn chỉnh cho đúng đắn mọi thói quen xấu. Ông nên ưu tiên sử dụng lý lẽ nhiều hơn là dùng những từ ngữ cục súc đầy căm phẫn, dùng uy quyền nhiều hơn là dùng vũ lực. Ông nên xuất hiện ra như là một người cố vấn thông thái nơi mà điều này có ích hơn là đưa ra những mệnh lệnh, và chỉ khắt khe, gay gắt, cứng rắn khi hoàn cảnh thật sự yêu cầu. Ông nên bằng mọi cách, luôn đặt ưu tiên trước nhất cho điều tốt, tình trạng hòa thuận và yên bình của toàn thể gia đình. Đó là một trong những mục đích hướng tới mà ông, bằng cách sử dụng sự thông minh và kinh nghiệm, dẫn đường toàn bộ gia đình tới đức hạnh và danh dự. Ông biết điều khiển con tàu tùy theo hướng gió của sự thiện ý, các đợt sóng ý kiến số đông và thái độ của những người hàng xóm, hướng tới bến cảng của vinh dự, thanh thế, và quyền uy.
Ít khi cuộc sống bình yên và tốt lành, nhưng có nhiều lúc hơn trời nổi dông bão, người cha không bao giờ rời bỏ vị trí hoa tiêu: sở hữu lý trí và hành vi cẩn thận của cuộc sống. Ông luôn cảnh giác, nhìn xa trông rộng từ khoảng cách tốt mọi màn sương của đố kỵ, mọi đám mây đen giông tố của sự thù ghét, mọi tia chớp của mối đe dọa thù hằn xuất hiện trên gương mặt của những mọi người. Bắt gặp một vài đám mây đối nghịch, một vài hố cát lún ẩn tàng và những nguy hiểm có thể đứng trước gia đình. Ông ta thực hiện phần của người hoa tiêu chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm. Ông ta kêu gọi với loại mây nào thì chèo thuyền như thế nào, họ lèo lái con thuyền và nhìn ra, tránh xa mọi nguy hiểm.
Lòng đố kỵ biến mất nơi tính khiêm tốn, không phải ở nơi sự phô trương lộ ra. Sự căm ghép tàn lụi nơi sự nhã nhặn, không phải ở nơi tính kiêu căng mọc sum suê; sự thù hằn bị kết liễu và biến mất nơi bạn trang bị và củng cố bản thân không phải bằng sự căm phẫn và sự giận giữ mà bằng sự lịch sự và hòa nhã. Đối với tất cả những thứ này, người cha của gia đình phải mở rộng đôi mắt và trí óc của họ, phải giăng tỏa trí thông minh cùng trái tim của họ. Họ phải ở trong tư thế chuẩn bị và sẵn sàng để nhìn trước và biết tất cả mọi thứ. Bởi những nghĩa vụ này họ phải trải qua sự mệt nhọc và lo âu, sử dụng sự chăm nom lớn nhất và nỗ lực trong việc cải thiện những đứa trẻ từng ngày một càng ngày càng trở lên con người đứng đắn, trở lên xuất sắc hơn nữa, trở lên thương mến hơn nữa đối với mọi người.
Để người cha nhận ra rằng người con xuất sắc làm hoan hỉ và nơi nương tựa của bố mẹ chúng ở vào bất kỳ độ tuổi ào. Ông phải chăm chú để ý tích cách của con mình. Lười biếng và ểu oải làm đồi bại và ô nhục gia đình; những người cha biết lo toan và có trách nhiệm thế chỗ những điều đó bằng danh dự. Thói háu ăn, dâm dật, đồi bại, thói xấu và kiêu căng mang gánh nặng vào gia đình bởi tiếng xấu, điều đen đủi và những rắc rối. Họ phải nhận thấy được điều này: Chỉ duy có điều này là tốt, đó là hòa nhã, điều độ, nhân đức; nếu không quan tâm, siêng năng, nhìn xa trông rộng và tích cực sửa chữa, kiềm chế tuổi trẻ, khi mà nhiều thành viên trong gia đình sa ngã, toàn gia đình cũng bị kéo xuống theo. Chủ gia đình càng thịnh vượng hơn và có vị trí cao hơn trong gia đình, xã hội, thì cũng tương ứng mức độ tồi tệ của sự thất bại. Viên đá đỉnh vòm sẽ vỡ tan tành khi cả cái cổng sập.
Do vậy, hãy để người lớn cảnh giác từng giây, và bận rộn với hạnh phúc và danh dự của toàn gia đình, tất bật dạy bảo, chỉnh đốn con trẻ. Cây bồ đề nắm giữ một cách chắc chắn, như nó là, dây cương của toàn bộ gia đình. Không có gì cả nếu không có một danh dự, lễ độ, và lao động thiêng liêng để kiểm soát (bằng lời nói và sự nhã nhặn) thiên hướng tự nhiên của tuổi trẻ, để đánh thức dậy tinh thần đang lười biếng, để làm bốc cháy ý chí lạnh giá. Đối với tôi là một việc không kém phần cao quý và vừa ý khi những người cha của gia đình kìm lại và kiềm chế những sự tự ý quá mức của tuổi trẻ bằng tính đứng đắn và sự điều độ. Bất cứ ai muốn nhận được ca ngợi từ phía tuổi trẻ phải duy trì thích hợp trong bản thân viên ngọc quý của tuổi già, nó bao gồm, tôi tin, không gì khác ngoài uy quyền và sự kính trọng.
Người lớn không thể hợp lý hơn, nắm giữ, làm tăng và duy trì uy quyền to lớn và chân giá trị cho bằng chu đáo với người trẻ. Họ phải lôi cuốn chúng về phía đức hạnh và làm chúng trở lên càng ngày càng có học thức và càng ngày càng tinh tế, càng ngày càng được yêu mến và có có giá trị nhiều hơn. Do đó họ phải kéo chúng tới bên những ước vọng cao cả và to lớn, giữ chúng học tập những điều tốt nhất và những thứ kính mến cao vời, làm yên những ham muốn hỗn độn vô trật tự và mọi điều khó chịu đáng hổ thẹn nhỏ nhất trong tinh thần của chúng, nhổ tận rễ mọi thói hư tật xấu và những căn nguyên của sự thù hằn. Chúng phải được lấp đầy với những lời khuyên bảo tốt và những bài học hay.
Chúng không được hành động tương tự như một vài người lớn thường làm- buông mình theo tính hám lợi. Những người mà bằng đủ mọi cách làm cho những đứa trẻ tằn tiện, làm chúng không vui và trở lên hèn hạ, đê tiện. Họ đề cao tiền bạc trên cả danh dự, họ dạy trẻ những công việc xấu và hạ tiện. Tôi không ca ngợi loại hào phóng chỉ gây tổn hại mà không dành được danh tiếng hay mối quan hệ thân tình, nhưng tôi lên án mọi hình thức của tính keo kiệt, bủn xỉn. Tôi cũng luôn nhận thấy mọi loại phô trương hay bần tiện quá mức đều gây khó chịu.
Người lớn, do đó, nên là người cha chung của những người trẻ. Thật vậy, ông là trí tuệ và linh hồn của toàn cơ thể gia đình. Song việc có một đôi chân trần dơ bẩn đem lại điều ô nhục lên trên cả mặt và lên trên sự trọn vẹn của con người và là một nhục nhã, vậy những người lớn, nên nhận ra rằng chểnh mảng dù chỉ đối với một thành viên trong nhà, họ xứng đáng bị khiển trách. Họ bị khiển trách nếu họ để cho bất cứ phần tử nào trong gia đình rơi vào cảnh cơ cực hay ô danh. Hãy để họ luôn giữ trong tâm trí rằng nghĩa vụ trên nhất của người lớn là làm việc cho mọi người trong nhà, như những người xưa, coi bản thân như là cha và gia sư của mọi đứa trẻ. Từng người trong số họ nắn chỉnh mọi lỗi lầm của bất cứ đứa trẻ nào trong khả năng; người gần gũi hơn với đứa trẻ, (quan hệ thân quen hay huyết thống) luôn vui sướng và hoàn toàn cho phép sự cải thiện mà những người khác tạo lên trên con cháu họ. Nó đem tới niềm vinh dự đối với người cha khi họ tỏ lòng biết ơn sâu sắc với ai có công giúp con họ nhiều lý trí hơn và nhiều trách nhiệm hơn khi thực hiện bất cứ công việc nào. Bởi do hệ thống kỷ luật đạo đức tốt lành và hữu dụng tuyệt đối này, miền đất của họ huy hoàng và được vinh danh với danh tiếng xứng đáng đời đời. Không có sự thù hằn giữa họ. Sự giận dữ và thù địch ngay lập tức bị nhổ bật rễ và bị phá đi. Ở đó chỉ duy có một ý chí giữa những người công dân, đó là hướng tới làm cho đất nước trở lên tràn ngập đạo đức và kỷ luật. Đó là mục đích hướng tới của từng công dân khi lao động với tất cả năng lượng, trí tuệ và ý chí. Người già đưa ra lời khuyên răn, kinh nghiệm và những gợi ý tốt, trong khi đó người trẻ vâng lời và noi theo họ.
(Còn tiếp)