Tương giao chính trị
Tồn tại ba loại Thể Chế Chính Trị; và cũng số lượng ấy là các biến thể của chúng, hay còn gọi là, những sự suy thoái của chúng. Trước tiên là Vương Quyền, Quý Tộc, và một dựa trên nguyên lý tài sản, có vẻ phù hợp nhất với cái tên Tư Hữu63 (tôi đặt cho nó cái tên của một thể chế chính trị vì mọi người thường làm như vậy). Trong số này tốt nhất là Quân Chủ, và Tư Hữu là tệ nhất.
[1160b] Từ chế độ Quân Chủ, biến thể là chế độ Chuyên Quyền; cả hai đều là quân chủ nhưng khác nhau rất nhiều; vì Bạo Chúa chỉ trông đến lợi ích cho riêng mình, trong khi Minh Quân chăm lo cho thần dân của ông ta: vì trên thực tế một người sẽ không bao giờ trở thành Vua nếu ông ta không hoàn toàn độc lập và ưu việt so với phần còn lại về tất cả những điểm tốt, và vị Vua như vậy chẳng còn ham muốn gì khác: ông ta sẽ không đi tìm lợi ích cho bản thân mà sẽ tìm lợi ích của những thần dân, bởi nếu không có đặc điểm này thì một ông vua sẽ chỉ còn là bù nhìn mà thôi. Nhưng Chuyên Quyền đi ngược lại với Vương Quyền này, bởi vì Bạo Chúa theo đuổi lợi ích của riêng mình: và trong trường hợp này, rõ ràng là thể chế Chuyên Quyền là thấp kém nhất, điều gì đối với những gì tốt đẹp nhất thì là thứ xấu nhất. Vương Quyền tha hóa thành Chuyên Quyền, bởi Chuyên Quyền là một hình thức ma quỷ của quy tắc độc tài, nghĩa là, vị Vua xấu trở thành một Bạo Chúa.
Từ Quý Tộc sang Quả Đầu, quá trình chuyển đổi được thực hiện do lỗi của những Người Cai Trị trong việc phân chia tài sản công ngược lại tỷ lệ đúng; và đưa ra tất cả những gì tốt đẹp, hoặc gom hết những gì tốt đẹp nhất, hay phần nhiều nhất, về cho bản thân họ; và các chức vụ cho cùng những con người đó, coi việc tích lũy tài sản là mối quan tâm chủ đạo.Từ Tư Hữu, quá trình chuyển đổi là sang luôn Dân Chủ, hai thể chế này rất gần nhau: bởi vì bản chất của Tư Hữu là quyền cai trị nằm trong tay của số đông, và tất cả mọi người trong một mức độ tài sản đều tính là bình đẳng với nhau. Dân Chủ là hình thức ít bị ảnh hưởng xấu bởi sự thay đổi trong tất cả, vì ở đây dạng thức của thể chế trải qua ít thay đổi nhất.Vậy, nói chung đây là những thay đổi có thể xảy ra với các Thể Chế khác nhau, bởi chúng có mức độ thấp nhất và dễ thực hiện nhất.
Sự tương đồng, và, như những mô hình của chúng, người ta có thể tìm thấy ngay cả trong đời sống Gia Đình: ví dụ, sự Cộng Sinh giữa một người Cha và những đứa Con trai của mình thể hiện hình tượng Vương Quyền, bởi vì những đứa trẻ được người Cha chăm sóc: và do đó Homer gọi Jupiter64 là Cha vì Vương Quyền hướng đến một quy tắc gia trưởng. Tuy nhiên, với những người Ba Tư,quyền cai trị của Cha mang tính Chuyên Quyền, vì họ coi Con trai của họ là nô lệ. (Mối quan hệ của Chủ nô với nô lệ là bản chất của chế độ Chuyên Quyền bởi vì vấn đề được xem xét ở đây là mối quan tâm của Chủ nô): điều này bây giờ khiến tôi cảm thấy như nó phải là như vậy, nhưng phong tục Ba Tư có khuyết điểm; bởi vì đối với những người khác nhau nên có những quy tắc khác nhau. [1161a]Giữa Chồng và Vợ, mối quan hệ có hình thức chế độ Quý Tộc, bởi vì anh ta cai trị bằng quyền và trên những vấn đề mà người Chồng nên cai trị, và trao cho người vợ những quyền cô ấy nên được hưởng. Trường hợp người chồng chỉ đạo trong mọi chuyện thì anh ta khiến mối quan hệ biến thành một dạng Quả Đầu; bởi vì anh ta làm điều đó trái với quyền hạn của mình và không dựa trên thực tế ai là người tốt hơn trong hai người. Trong một số trường hợp, các bà Vợ nắm quyền cai trị, trở thành những người thừa kế: ở đây, luật lệ được thực hiện không phải vì lý do phẩm hạnh mà do vấn đề của cải và quyền lực, như trường hợp Quả Đầu.Tư Hữu cũng xuất hiện trong mối quan hệ của Anh em ruột: họ bình đẳng ngoại trừ những khác biệt mà tuổi tác tạo ra: vì lý do đó,nếu họ chênh lệch nhiều về tuổi tác, Tương Giao không còn là tình cảm anh em; trong khi chế độ Dân Chủ được đại diện đặc biệt bởi những gia đình không có người thủ lĩnh (tất cả đều bình đẳng),hoặc trong đó người đứng đầu yếu kém và vì vậy mọi thành viên đều làm những việc mà bản thân họ cho là đúng.
(Còn tiếp)