Nghe bài viết
|
Đức tin tôn giáo
Ta từng được nuôi dạy để trở thành một tín đồ của Giáo Hội Trưởng Lão. Mặc dù một vài tín điều của tôn giáo này như giao ước đời đời của Chúa, sự phán xét lên thiên đường hoặc đày xuống địa ngục, v.v…, theo ta là khó hiểu và một số khác thì đáng hồ nghi, ta đã sớm vắng mặt khỏi những buổi hội họp cộng đồng của giáo phái. Chủ Nhật là ngày ta dành cho việc học, mặc dù vậy, ta không bao giờ không tin hoàn toàn vào những nguyên tắc tôn giáo. Ví dụ, ta chưa bao giờ hoài nghi về sự tồn tại của Thượng đế, rằng Ngài đã tạo ra thế giới và điều khiển nó bằng quyền lực tối thượng của Ngài; và việc phục vụ Ngài xứng đáng nhất là làm điều tốt cho người khác; linh hồn của chúng ta là bất diệt, mọi tội ác sẽ bị trừng phạt, đức hạnh sẽ được tưởng thưởng lúc này hoặc về sau. Đây là những điều mà ta coi là cốt lõi và có thể tìm thấy ở bất kì tôn giáo nào hiện diện trên đất nước này. Ta tôn trọng tất cả các nguyên tắc đó ở những mức độ khác nhau, vì việc pha trộn những tín điều này với những tín điều khác cơ bản sẽ chia rẽ chúng ta và khiến chúng ta trở nên không thân thiện với nhau dù rằng họ có ý định truyền cảm hứng, quảng bá hoặc củng cố đạo đức hay không. Chính suy nghĩ có phần đồng thuận với quan điểm cái xấu nhất vẫn có thể có tác dụng tốt đã khiến ta tránh né tất cả những bài thuyết giảng có xu hướng ảnh hưởng không tốt đến quan điểm về tôn giáo của một người.
Và nhất là khi dân số trong vùng đang tăng lên, theo đó nhu cầu về thánh đường mới cũng tăng được đáp ứng bởi sự đóng góp tự nguyện, thì quan điểm của ta đối với mục đích trên là cho dù thuộc giáo phái nào thì cũng không bao giờ nên từ chối nhu cầu này. Mặc dù hiếm khi tham dự các buổi lễ công cộng, ta vẫn ghi nhớ sự đúng đắn và tính thiết thực khi các buổi lễ này được tổ chức đúng cách. Mỗi năm, ta vẫn đều đặn đóng góp để hỗ trợ mục sư duy nhất của Giáo Hội Trưởng Lão hoặc cho những buổi họp tôn giáo ở Philadelphia. Thi thoảng, ngài thường ghé thăm ta với tư cách một người bạn, và thường động viên ta tham gia những buổi cứu tế cùng ngài, và ta đã bị ngài thuyết phục đồng ý tham dự năm tuần một lần. Nếu ngài theo suy nghĩ của ta, một nhà thuyết giáo tài năng, thì có lẽ ta đã tiếp tục dù rằng ta rất thích dành Chủ Nhật cho việc học. Nhưng những bài thuyết giảng của ngài phần lớn là những tranh cãi mang tính khiêu khích hoặc giảng giải về học thuyết riêng của giáo phái. Tất cả những bài giảng đó, theo ta, rất chán, tẻ nhạt, không có tính mở mang, vì không truyền tải bất kì một nguyên tắc đạo đức nào để ghi nhớ. Mục đích của những bài giảng này có vẻ như là hướng người nghe trở thành một tín đồ của Giáo Hội Trưởng Lão hơn là trở thành công dân tốt. Cuối bài giảng, ngài trích dẫn một đoạn trong chương thứ 4 của Kinh Thánh Tân Ước – một số lời khuyên của người Philip: “Cuối cùng, thưa anh em, hễ điều gì chân thật, điều gì đáng trọng, điều gì công bình, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì đáng biểu dương; nói chung là điều gì đức hạnh, đáng khen ngợi thì anh em phải nghĩ đến.” Và ta đã nghĩ, trong một bài giảng như thế, chúng ta không thể không nắm bắt được một quan điểm đạo đức. Nhưng ngài chỉ hạn chế trong 5 điểm duy nhất, theo như tông đồ, đó là: 1. Tuân thủ theo ngày lễ Sabbath. 2. Siêng năng đọc Kinh Thánh. 3. Đi lễ đầy đủ. 4. Tham dự lễ ban phước. 5. Tôn trọng các vị Giáo sĩ Cơ đốc. Những điều này dù có vẻ toàn là điều tốt không phải điều ta mong chờ từ bài giảng, do đó ta thất vọng, chán nản và không muốn tham dự các buổi họp mặt cũng như nghe các bài giảng của ngài. Một vài năm sau, ta có soạn ra một cuốn nghi thức tế lễ hay một dạng kinh cầu nguyện, dành riêng cho ta (đó là vào năm 1728), tựa là Articles of Belief and Acts of Religion (Những bài viết về Niềm tin và Hành Vi trong Tôn giáo). Sau đó, ta chỉ sử dụng cuốn nghi thức này và thôi không tham dự các buổi lễ nữa. Hành động này xem ra có phần đáng trách, nhưng ta không quan tâm và cũng không cố bào chữa cho hành động của mình. Ta nêu ra ở đây là để kể lại một sự việc chứ không phải nói một lời xin lỗi.
(Còn tiếp)