Nghe bài viết

Tủ sách online: Quý hồ tinh bất quý hồ đa

A.Tạo lập Tủ sách online

 Xin kể lại vắn tắt thực trạng tôi trải nghiệm như sau: Muốn nghiên cứu, ví dụ,  kinh tế học và tìm mua các cuốn đã được dịch ra tiếng Việt của Adam Smith, David Ricardo, JM Keynes rất khó. Vào thư viện, may ra có vài cuốn nhưng không cho mượn, photo giá đắt hơn cả photo bên ngoài, photo lỗi…nếu không như vậy thì thủ tục rườm rà, tốn thời gian. Như vậy, tài liệu muốn nhanh chóng được đưa tới tay nhiều sinh viên, phải hoạt động scan sách, làm ebook tuân thủ đúng Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;”.

B. Dịch sách ngoại văn.

Trước khi muốn dịch sách ngoại văn thì cũng cần phải tuyển chọn trước, bởi ở đâu, nước nào, thời đại nào cũng đều có cái hay, cái dở, cái bản chất, cái hình thức của nó cả. Dịch sách để sinh viên mình dễ dàng đọc và nghiên cứu thì cũng như nước mình học hỏi nước khác, đã yếu kém ngu dốt thì đành phải chịu như thế, hơn nữa, cho dù những nước trình độ ngang bằng nhau, cũng phải tham khảo học thuyết của nhau, không có gì là lạ cả. Như vậy, mấu chốt là chọn loại sách gì.

Xét về thời gian, nên chọn loại sách xuất bản khi nào? Câu trả lời rất đơn giản cho những ai chịu suy nghĩ đến vấn đề này: Càng hiện đại, sách càng nhiều và nội dung càng phức tạp và chuyên sâu vậy nên chúng ta, mới ở trình độ thấp nên làm quen với những cuốn xuất bản có khi cả … mấy nghìn năm về trước cho tới hai thế kỉ trước sẽ thích hợp hơn. Bởi vì những cuốn được gọi là nền tảng, hàm chứa nguyên lí, là nguyên bản do xuất hiện  từ xưa, chúng còn đơn giản, dễ hiểu, mặc dù có phần khá trừu tượng. Việc chọn những loại sách này có phần phù hợp với trình độ phát triển hiện giờ của nước ta, được coi như chậm đến hàng trăm năm so với các nước phát triển.

Nói vậy nhưng cũng cần phải nhận thức rõ rằng ta có thể tăng tốc hay không trong việc nâng cao trình độ học thuật, nếu cứ cứng nhắc dịch và đọc hết tất cả các sách của các thời đại trước thì không nên. Việc loại bỏ (tạm thời) các cuốn được coi là lỗi thời hay sai lầm rõ ràng sẽ giúp chúng ta tăng tốc hơn là việc cứ cố bám lấy tất cả các sách , không phân biệt, lợi thế của nước theo sau sẽ được phát huy ở chỗ này. Nhưng nhất quyết không được chỉ cố học những sách đương đại, cần thời gian chuẩn bị để có thể “thấm” được các loại lí thuyết phức tạp đó, hơn nữa, việc tuyển lựa không dễ dàng bởi một thời gian quá ngắn sẽ chưa thể cung cấp cho chúng ta một đánh giá chính xác về tính kinh điển, bền lâu, đúng đắn của lí thuyết đó. Tất cả các sách được loại ra khỏi việc dịch thuật cho tủ sách chọn lọc không phải là loại hẳn mà sẽ để sau, đến lúc phù hợp mới thực hiện việc dịch thuật chúng.

Đến đây, việc tuyển chọn những cuốn sách phù hợp nhất với chúng ta hiện nay khá đơn giản rồi: Những cuốn 1) xuất bản từ lâu 2) tại các quốc gia phát triển hơn chúng ta ( Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Áo, Trung quốc) 3) nổi tiếng, được coi là nguồn gốc khai sinh ra một ngành, một học thuyết khoa học nào đó. Trong phần nghiên cứu về lịch sử của các ngành học hiện nay cũng đã cung cấp nhiều chỉ dẫn về các tác giả, nhà khoa học tiêu biểu của ngành học đó rồi. Hiện nay, có NXB Tri Thức đã nhận thức rõ vấn đề và thực hiện ý tưởng trên thong qua việc dịch thuật các sách tuyển chọn có kí hiệu (tên) riêng gọi là SÁCH TINH HOA thuộc TỦ SÁCH TINH HOA TRI THỨC THẾ GIỚI.

Ý tưởng đã đúng đắn như vậy rồi nhưng tại sao hoạt động lại vẫn trì trệ quá, được thành lập năm 2005, đến nay trải qua 13 năm rồi mà tủ sách tinh hoa mới có nổi 70 đầu sách trong tổng số ít nhất là 500 đầu sách trong kế hoạch. Nếu vẫn giữ nguyên tốc độ này, phải hết thế kỉ XXI mới thực hiện nổi cái kế hoạch cấp bách này!

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ