Nghe bài viết
|
Cái tình thế của nước ta ngày nay thế nào? Có phải tựa như chiếc bách giữa dòng, thiếu người cầm lái, cho nên sóng dôi gió dập, nguy hiểm bội phần hay không!
Ai cứu lấy quốc dân bây giờ? Ai vớt chúng ta cho khỏi chỗ nguy vong bây giờ? Trông vào một số ít người nhảy múa giỏi đó ư? Quyết rằng không! Quốc dân phải cứu lấy quốc dân; chẳng có ai thương ta cho bằng ta, vậy thì chỉ có ta là vớt lấy ta đặng mà thôi. Tạ là ai? Là hết thẩy nam phụ lão ấu, những người nào trong mạch còn chảy một giọt máu Annam, là cái giọt máu của một giống nòi oanh liệt, đã sống nổi, mở mang nổi trên bán đảo Đông dương nầy, trong suốt bốn ngàn năm! Giọt máu hùng tráng biết chừng nào!
Mà cứu thế nào, vớt thế nào? Mỗi người có giọt máu Lạc hồng phải lo liệu sao đây?
Chúng tôi quả quyết nói lớn rằng: Có một cách cứu vớt, một cách lo liệu: Cứu vớt bằng sự giáo dục, lo liệu cho việc giáo dục được hoàn toàn, được ích lợi.
Thật vậy, trừ việc giáo dục ra, còn sự gì là đáng làm và cần phải làm hơn nữa?
Mà việc giáo dục quốc dân cần cấp phải chú trọng là chú trọng về sự đào tạo nhân tài. Nước hưng hay vong, dân bĩ hay thái, là do ở nhân tài nhiều hay ít, thấp hay cao. Thế thì ta phải liệu sao? Ta phải đào tạo nhân tài, tức là phải dịch thuật sách!
Ôi, lối du học xưa nay bạn thanh niên du học phần nhiều là con cái nhà giàu có; một ít người hiếm hoi nhờ chánh phủ cấp cho học bổng, để học rồi về làm quan.
Giàu có thì ưa phồn hoa, ưa danh vọng, ưa chức tước; lại thường khi chỉ vì muốn được biết thú vui chơi ở xứ lạ mà đi học! Mấy ai giầu sang đã sẵn, mà còn để lòng thương cho nước khổ, dân nghèo! Xã hội vốn là đông người nghèo khổ mà ít kẻ giàu sang: chúng ta mưu toan việc trùng tu và cải tạo, chánh là vì cái số đông khổ não kia, chớ không phải chủ ý ở số ít sung sướng nọ. Người đã sung sướng thì thấy trời đất đều vui, còn than phiền chi nữa?
Mà ai biết cảnh khổ của kẻ nghèo, cho bằng người bần sĩ? Ai thương xót bọn mạt lưu xã hội cho bằng mấy bậc tài ba xuất thân ở chốn hàn vi?
Đồng bào ôi!
Hãy nhớ lại chuyện xưa tích cũ Đông Tây thì đủ rõ lời này là thật: chuyện còn bia trong sử sách rõ ràng.
Ôi! Người nghèo ở về đời nay, phần nào lo sanh nhai, phần nào lo học vấn, mà rèn được tài năng, thì tất là đã phải chen lấn, đã phải vất vả, đã phải phấn đấu biết bao nhiêu rồi! Bao những sự khổ thống ấy đào tạo lòng người anh hùng nên khẳng khái; đến như mâm cao cỗ đầy; xe cao ngựa tốt, một tiếng kêu trăm tiếng dạ, là những cảnh làm mê loạn lòng người giàu sang, xui cho họ ưa dật lạc, chớ không ưa gian nan nguy hiểm. Vậy mà muốn làm việc công ích thì phải khó nhọc lắm mới đặng!
Oan uổng thay! Bực tức thay cho kẻ nghèo! Sẵn chí, sẵn lòng, mà thiếu có một món: Tiền ! Thiếu có một sự: là không phải con của ông nhà giàu nào, hay là chồng của cô nào có của, chỉ có bấy nhiêu mà đành phải từ giã cái học nghiệp lớn lao; đành phải thôi không trông gì làm rường cột của xã hội; chỉ mong làm việc kiếm cơm ăn. Sự bất bình ở đời còn gì đáng thương tâm hơn nữa?
Cái đồng tiền quí báu ấy của ta để làm gì? Để dùng vào chỗ quân bài lá bạc chăng? Để dùng vào nơi giọng hát cung đàn chăng? Hay là tửu quán trà lâu, ca trường hí viện nó làm tiêu phí mất hết cả rồi chăng? Chớ! Tiền mất tật mang! Ta có chút tiền nào nên đem dùng hết vào mua sách kinh điển.
Cái ý muốn công đức của ta để làm gì? Để dùng vào chỗ giả công tế tư chăng? Dùng vào chỗ công đức hữu danh vô thực chăng? Hay là chỗ công đức hữu thủy vô chung nó làm mê loạn hết cả rồi ư? Chớ! Giã tràng xe cát! Ta có ý công đức thì nên đem dùng hết góp cho dịch thuật và tủ sách kinh điển*.
Chi phí mua sách ta đặt vào loại cấp thiết hay tùy nghi? Ta vẫn suy tính, trì hoãn rồi lại trì hoãn chăng? Ta chờ mong muốn mua sách rời khỏi ta trong khoảng thời gian đó chăng? Hay để có thời gian nghĩ cách mua được sách với chi phí tối thiểu mà vẫn thỏa mãn nhất chăng? Chớ! Khó bó cái khôn! Ta nên chi tiêu ngay tức thời cho sách kinh điển.
Các bạn độc giả, việc làm dầu nhỏ, dầu lớn, chúng ta cũng phải tin ở câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây dụm lại nên hòn núi cao!
—
* Tiền công đức xin gửi về:
Tên tài khoản: Nguyễn Thế Công
Số tài khoản: 116704070005505
Ngân hàng: HDBank