A. Đặt sách:
Bước 1: Chọn mua nhiều cuốn bằng cách ấn vào nút “Thêm vào giỏ hàng”. Nếu ấn nút “Buy now” trang sẽ chuyển đến phần ghi thông tin nhận hàng.
Bước 2: Chọn hình thức thanh toán.
Bước 3: Nhấn “Đặt hàng”
B. Đề nghị hỗ trợ tài liệu Photo/ Ebook: Đăng ký tại đây
Trân trọng cảm ơn!
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Schopenhauer Nhà giáo dục” Hủy
Bạn phải bđăng nhập để gửi đánh giá.
Thân gửi các sinh viên, trí thức nghèo (sau đây gọi chung là bần sĩ như người xưa thường nói)
Nước Việt ta từ hơn 30 năm trở lại đây, Đảng và Chính phủ đã quyết tâm mang cái tư duy đổi mới mà phổ biến hết thẩy trong quần chúng nhân dân. Cái tư duy đổi mới đó hầu hết là tiếp thu những tinh hoa của tư tưởng học thuật Phương Tây, truyền thống Nho học, đồng thời giữ lại những tư tưởng đáng trọng của truyền thống Marxist và Phật giáo. Quyết định đổi mới mang tính lịch sử đó đã đóng góp làm cho dân giàu mà nước mạnh lên. Tuy nhiên, do giữa cán bộ bên trên và nhân dân bên dưới, giữa các tầng lớp trong xã hội còn tồn tại nhiều quan điểm khác biệt, thành ra tình ý không thông, cản trợ sự phát triển, do đó mà những thành quả đạt được còn khiêm tốn lắm, nếu ta so sánh với Đại Hàn Dân Quốc, là nước trước kia chưa đến 80 năm xuất phát điểm tương tự nước ta, mà nay đã hóa ra một cường quốc trên thế giới.
Bần sĩ ta sinh ra đương lúc có cái thuận lợi to lớn do tư duy đổi mới mang đến, điều mà so với vài ba thế hệ trước các tiền nhân không sao mà có được, tuy vậy hoàn cảnh kinh tế mỗi bần sĩ lại chẳng được dư dả cho lắm, nhìn thấy các trí thức có điều kiện hơn đi du học nào Anh, nào Pháp, nào Mỹ, nào Đức hay gần hơn là sang Nhật Bản, sang Hàn Quốc, sang Singapore, trong lòng cũng ao ước lắm nhưng đâu thể thực hiện được. Nhưng người xưa có nói, người quân tử dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, lại thêm bần sĩ ta được Chính phủ cùng Đảng hỗ trợ cho tiếp cận những tư tưởng mới ngay tại nước nhà, lập ra nhiều trường đại học trong nước mà cũng liên kết học hỏi các đại học Tây phương lắm, còn số giảng viên là du học sinh trong các trường đại học ta cũng nhiều, âu cũng chứng tỏ Chính phủ mong mỏi to lớn vào bần sĩ ta lắm. Có điều về phần học liệu sách vở, nước ta xưa nay vốn thiếu thốn, cộng thêm bần sĩ ta ngọai ngữ chưa hẳn thông thạo mà tư tưởng Tây phương lại rộng lớn và cao sâu nên dù cho thời hiện đại nay là thời internet toàn cầu mà bần sĩ ta vẫn còn phải cậy nhờ vào nhiều vào các bản dịch thuật hoặc sách dẫn nhập, lược khảo do các nhà Tây du học (Tây học du học) để nghiên cứu trau dồi tri thức mới.
Lại thêm tri thức là cái vốn đầu tư lâu dài mới cho ra thành quả được, ở nước ta cái tri thức mới còn tựa như hạt giống đương gieo vậy. Cái công sức trí tuệ dịch thuật của các nhà Tây du học hẳn mang lại lợi ích lắm, nên cái bản quyền ắt giá trị lớn, bần sĩ lại được phen ao ước, ấm ức trong lòng, nhiều khi muốn mua đọc sách dịch, sách lược khảo mà lại cứ thấy lăn tăn, không dám xuống tiền hoặc không có đủ tiền để mua; thành ra nảy cái tính lăn tăn, hồ nghi mà làm ngăn trở công cuộc học thuật của cả đất nước vậy. Ấy vậy mà nguồn tài chính hỗ trợ bên ngoài lại thiếu thốn quá, phân phối nguồn lực lại chưa thỏa đáng công bằng, thành ra sách dịch, sách lược khảo đa phần chỉ truyền tay như món đồ cổ đấu giá mà thôi, chẳng phổ biến được trong số đông bần sĩ, còn về phía các nhà Tây du học là người dịch thuật, soạn sách cũng bỏ tâm trí dành làm việc khác. Thành thử ra, cái guồng máy dịch thuật, tiếp thu tư tưởng mới bị nghẽn tắc lắm, thành quả thực tiễn còn chưa thấy đâu, chỉ thấy gian truân trước mắt, làm lòng bần sĩ ta cũng thành ra chán nản; học thuật tư tưởng xứ người đã cao sâu mà tiến triển lại càng chóng, sách vở học liệu xứ người thì tràn lan thuận tiện, xứ ta thì trái hẳn ngược lại, nhìn người vượt xa mà ta chẳng biết phải làm gì. Ôi, ở nhà nhất mẹ nhì con, ở chỗ đồng bằng mô đất nhỏ được xem là núi, bần sĩ ta ơi, há còn cứ để phó mặc vận mình, vận đất nước theo hướng tụt lùi. Nước nhà đã phó thác, Chính phủ đã phó thác, cha mẹ họ hàng đã phó thác cho bần sĩ ta học lấy con chữ, đã gắng sức cho bần sĩ ta tiếp cận tư tưởng mới để mang ra giúp đời, nhưng việc học tập tiếp thu tri thức bần sĩ ta làm còn dở dang như thế, liệu mong có làm cầu nối khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh được chăng?
Hoàn cảnh như vậy, tình hình như vậy, phận bần sĩ ta lại càng cần đoàn kết lại, thống nhất tư tưởng, đồng lòng làm chuyển động cái guồng máy dịch thuật đã hoen gỉ đó.
Thứ nhất, cùng nhau hỗ trợ bần sĩ có sách để đọc với mức giá phù hợp tài chính bản thân, bần sĩ ta cũng cần biết vì lợi ích chung của lớp bần sĩ, không lấy sách đã được hỗ trợ mà đem đi phổ biến khắp thì hoạt động của tủ sách bần sĩ ắt là phải thiệt hại mà tan ngay; cũng đừng vì sự thiếu sót trong việc tư vấn hay cung cấp sách mà nghĩ rằng tủ sách lập ra để giả công tế tư, còn chúng tôi thì hư ngụy cẩu thả, mong các bần sĩ hiểu cho hoàn cảnh truân kiển hiện nay mà chúng tôi đang gặp phải.
Thứ hai, qua đây xin các dịch giả, các nhà nắm bản quyền sách, nếu ai mà thấy cách làm của chúng tôi không hợp ý xin liên hệ lại phản đối, hoặc yêu cầu thỏa thuận về bản quyền, chứ nếu dùng tới một số điều luật sở hữu trí tuệ mà thẳng tay trừng trị chúng tôi thì ắt tủ sách bần sĩ phải tan ngay, mà cái guồng máy dịch thuật tất cả chúng ta mong mỏi nó chuyển động nhanh hơn cũng vì thế mà mất mát đi một thuận lực;
Thứ ba, các bần sĩ nhận được hỗ trợ cũng nên biết bản quyền là một điều có ích lợi xã hội mà luật pháp đã ban bố bảo vệ nó, việc “hỗ trợ bần sĩ” này thực ra là một sự mua bán bản quyền chi trả một phần, tuy không ràng buộc về mặt giấy tờ, nhưng bần sĩ ta nên biết vì lợi ích chung mà về sau, lúc đã thành ra người khá giả, rời khỏi lớp bần sĩ rồi, cũng không được quên cái nghĩa vụ mình hoàn trả lại giá trị bản quyền cho các dịch giả, như thế thì mới phải phận mà cũng làm cho guồng máy khai trí mới có đà mạnh lên thêm.
Đó là lòng mong mỏi của chúng tôi. Các bần sĩ, các nhà Tây du học, các vị là cái tinh thần của đất nước, nhân dân mà được tấn tới, nhân quần mà được tiến triển mạnh thêm thì còn trông chờ vào đâu ngoài cái tri thức của các vị, ngoài cái hiểu biết của các vị, ngoài cái khám phá, sáng tạo, cái giải pháp và quyết định đúng đắn của các vị !
Quý độc giả,
Người nghèo ở về đời nay, phần nào lo sanh nhai, phần nào lo học vấn, mà rèn được tài năng, thì tất là đã phải chen lấn, đã phải vất vả, đã phải phấn đấu biết bao nhiêu rồi! Bao những sự khổ thống ấy đào tạo lòng người anh hùng nên khẳng khái; đến như mâm cao cỗ đầy; xe cao ngựa tốt, một tiếng kêu trăm tiếng dạ, là những cảnh làm mê loạn lòng người giàu sang, xui cho họ ưa dật lạc, chớ không ưa gian nan nguy hiểm. Vậy mà muốn làm việc công ích thì phải khó nhọc lắm mới đặng!
Oan uổng thay! Bực tức thay cho kẻ nghèo! Sẵn chí, sẵn lòng, mà thiếu có một món: Tiền ! Thiếu có một sự: là không phải con của ông nhà giàu nào, hay là chồng của cô nào có của, chỉ có bấy nhiêu mà đành phải từ giã cái học nghiệp lớn lao; đành phải thôi không trông gì làm rường cột của xã hội; chỉ mong làm việc kiếm cơm ăn. Sự bất bình ở đời còn gì đáng thương tâm hơn nữa?
Cái đồng tiền quí báu ấy của ta để làm gì? Để dùng vào chỗ quân bài lá bạc chăng? Để dùng vào nơi giọng hát cung đàn chăng? Hay là tửu quán trà lâu, ca trường hí viện nó làm tiêu phí mất hết cả rồi chăng? Chớ! Tiền mất tật mang! Ta có chút tiền nào nên đem dùng hết vào mua sách kinh điển.
Cái ý muốn công đức của ta để làm gì? Để dùng vào chỗ giả công tế tư chăng? Dùng vào chỗ công đức hữu danh vô thực chăng? Hay là chỗ công đức hữu thủy vô chung nó làm mê loạn hết cả rồi ư? Chớ! Giã tràng xe cát! Ta có ý công đức thì nên đem dùng hết góp cho dịch thuật và tủ sách kinh điển*.
Chi phí mua sách ta đặt vào loại cấp thiết hay tùy nghi? Ta vẫn suy tính, trì hoãn rồi lại trì hoãn chăng? Ta chờ mong muốn mua sách rời khỏi ta trong khoảng thời gian đó chăng? Hay để có thời gian nghĩ cách mua được sách với chi phí tối thiểu mà vẫn thỏa mãn nhất chăng? Chớ! Khó bó cái khôn! Ta nên chi tiêu ngay tức thời cho sách kinh điển.
Các bạn độc giả, việc làm dầu nhỏ, dầu lớn, chúng ta cũng phải tin ở câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây dụm lại nên hòn núi cao!
—
* Tiền công đức xin gửi về:
Tên tài khoản: Nguyễn Thế Công
Số tài khoản: 116704070005505
Ngân hàng: HDBank
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.