Lời nói phụ nữ

Sách Ích trí nói: Phụ ngôn không phải lợi khẩu cãi lẽ đâu. Miễn lựa lời mà thốt, đừng nói quấy nói láo, liệu phải rồi sẽ nói, người không chê không nhầm thì đủ phải. Như vậy phụ ngôn không phải lanh lợi nói hỗn nói cao thấp xa gần già hàm nhiều chuyện là quí đâu ? Không quí gì hay nói, quí tại nói lời hay. Nói một lời khôn ngoan thông thái trúng lý có duyên, thì thiên hạ nhắc đời mà lưu truyền khen ngợi. Tục diêu rằng: Chim khôn kêu tiếng rảnh ran, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Nên nói tiếng dịu ngọt hòa nhã, có mực thước, trúng lý luật, là quí. Bằng không, thà làm thinh chịu tiếng ít lời ít nốt, còn hơn nói chẳng nên điều, cho chúng lưu truyền đàm tiếu ! Lời xưa nói: Trại chưa thì dễ, trại miệng thì khó. Một lời nói, tuy không xông khói mà bền lâu. Nghĩa là: đi bước sái, còn bước lại đặng, chớ nói lỡ lời lấy lại không được; thiên hạ nhắc dai; đồn ra khắp chỗ; bền chắc hơn đồ xông khói ! Đức Lão tử nói: Nói ra một lời, dẫu bốn ngựa chạy theo mà lấy lời ấy lại cũng không kịp. Nên người xưa dạy: Cẩn ngôn cẩn hạnh. Giữ gìn lời nói kiên dè nết na (nết làm, nết ở), ngạn ngữ rằng: Xuất khẩu thành trái. Lời nói nên nợ, hứa thì phải làm, cũng như mắc nợ phải trả. Nên hứa điều chi, phải làm y lời, gọi là thủ tín (chì tín). Nếu chẳng nhớ lời (nuốt lời) gọi là thất tín (nói láo), thì chẳng nên người; dầu sau nói thiệt, cũng chẳng ai tin nữa. Ông Lưu Hội nói: Một lời nói không trúng lý, ngàn lời nói nữa cũng chẳng ai dùng. Huống chi nói sai lời một lần, ai thèm nghe nữa. Kinh thi thiên Bạch khuê rằng: Ngọc trắng có tì, hỡi còn mài được, lời nói có tích sửa lại không được.

Con người hơn cầm thú là tại lời nói. Xưa đức thánh Khổng Tử, đức thánh Mạnh Tử, các đức thánh các vị hiền, lời nói thông thái người chép làm sách để lưu truyền dạy đời. Lời nói quí như vậy. Đời Hán, Ban Chiêu là vợ ông Tào thọ chồng thác ở thủ tiết tới 50 tuổi, đã có đức lớn, lại thêm tài cao. Anh ruột bà là Ban Cố đặt bộ sách Hán thư chưa kịp mà thác, bà đặt nối trọn bộ. Vua Hòa đế nghe danh ban chiếu chỉ triệu bà, phong chức Đại cô là bà quan thầy dạy Hoàng hậu với Công chúa và con gái các quan, bởi tùng quyền họ chồng, nên kêu là bà Tào đại Cô. Bà mới đặt sách Nữ phạm, gọi là thiên Lập thân nữ giới (Rawnh bên nữ lập thân sửa mình) 16 bài, lời nói của bà quí lắm, ta rút vô sách Bá hạnh của phụ nữ nhiều câu. Như vậy, lời nói quí nói hay, để dạy muôn đời, tuy thác cũng như sống.

Mình muốn nói điều chi, trước phải toan liệu chọn lựa trong lòng, rồi sẽ nói ra, dầu ai nghe cũng đẹp. Đừng nói mau mà vấp, không nên nói xổn xảng, có đâu đến nỗi chửi thề, là tiếng tục tĩu lắm. Phàm nói chuyện với ai, đợi người nói dứt rồi mình sẽ nói, đừng mạnh ai nấy nói, ấy là nói hớt, nói cướp nói giành. Nếu nói vụt chạc thì người chê; xuất ngôn vô độ, dầu người tốt cho mấy, mà nói trái lẽ, thì chúng cũng chê. Tuổi nhỏ mà nói thông, người lớn cũng khen cũng phục. Đức thánh Khổng tử nói: Phàm con người không nói thì thôi, bằng nói phải cho nhằm lý luật.

Tính thành thực của người An Nam

Tiếc thay ! phần nhiều cha mẹ và thầy giáo An nam ta còn lấy cái nghĩa tối yếu của sự thành tực kia làm mới lạ lắm. Họ không như người Tây, họ coi thường sự dan dối và sự thật thà quá. Đối với họ thì dan dối chỉ là một tật xấu nhỏ, không thể sinh ra những sự nguy hiểm được – ấy phần nhiều người vẫn tưởng thế-, còn tính thật thà thì chỉ là một nết tốt xoàng, kém xa những nết vâng lời và nết có phép. Cái tư tưởng ấy rất có hại cho sự giáo dục trẻ thơ. Chính cần phải trị thói dan dối và gây nết thực thà cho con trẻ, thế mà không mấy người cố sức lưu tâm đến cả. Có lạ gì, việc mình đã không lấy làm hệ trọng thì khi nào mình chịu để ý đến. Ta rất mong rằng các bực cha mẹ và thầy giáo nên suy nghĩ về mấy lời sau này, vì mấy lời ấy là một điều chân lý sâu xa nó tỏ cho mình biết rằng sự thành thực đáng quý và sự gian dối đáng khinh là nhường nào: Lời khen có giá trị nhất mà ta có thể ban cho một người nào được, tức là câu bảo người ấy rằng: ông là người thực thà (La Bruyere). Sự nói dối là một tật xấu khả bỉ. Nếu ta biết nói đáng sợ hãi gớm ghê ngần nào thì ta dùng súng lửa mà đánh đuổi nó đi, ta xử thế đối với tật nói dối công bằng hơn là đối với các tật xấu khác…Montaigne.

Nhiều người nói rằng: những lời đó có phần quá đáng lắm. Nhưng nếu những người ấy nghĩ đến cái kết quả gớm ghê của sự nói dối, thì tất nhiên cũng phải công nhận rằng những lời nói kia không có gì là quá đáng cả. Tật nói dối là cái nguồn suối sinh sản ra các thứ sú hướng: Khi mình đã cố ý giữ kín một cái lỗi gì ở trong bụng mình mà mình chẳng nói ra miệng, thì thể nào mình cũng sẵn lòng phạm điều lỗi ấy. Ở trong xã hội, nếu không phải sự ăn cắp thì không còn sự gì là tội nặng nhất nữa, người trong xã hội mà không có lòng tín cẩn lẫn nhau do ở bụng tốt của mình ra thì còn thể nào giao tiếp cùng nhau được. Nếu trong một nước ai cũng lừa đảo gian trá để kiếm tư lợi một cách bất lương thì nước không thể có được một công nghệ, thương mại nào cả, mối hàng sẽ tản hết mà quốc gia cũng lụn bại ! Một người lái buôn thực thà, ấy là một người lái buôn tài khéo khôn ngoan nhất. Nếu cái nguyên lý về khoa học vị nhà bác sĩ kém thành tín mà không được thế lực ảnh hưởng tự do, thì tinh thần làm sao còn tiến hóa được nữa; nếu trong một nước mà dân sự vì nghi ngờ e sợ lẫn nhau, mỗi người một nơi, không cùng đồng tâm hiệp lực với nhau để làm ăn, thì nước ấy còn khoáng chương tiến hóa làm sao được nữa ! Một cái không gian nguy độc như thế tức là bóp ngạt hơi cả quốc dân và hại cả quốc dân không sao tiến hóa lên được, dẫu đến thuốc tiên cũng không chữa nổi. Vậy tấm lòng yêu nước của ta đâu, mau mau cảm khích cho ta biết khinh sợ một cái tật xấu làm hại nước ta ghê gớm thế. Nước Pháp nhân từ hiện đang đem cái lòng thành tín đáng thừa nhận nó sẽ cứu ta khỏi mắc tật đó mà thay vào cái lòng nghie hoặc rất nguy tai gốc bởi sự áp chế xưa kia mà ra vậy. Ta phải thể cái lòng ấy cho nước Pháp, và ta đã được nước Pháp giúp sức như thế thì ta cũng phải tự bổ thêm sức cho ta mới được. Đối với nước ta cũng như đối với nước bảo hộ, cái nghĩa vụ cao nhất của ta là sửa mình tấn tới về đường tinh thần luân lý như thế mà giúp sự tiến hóa cho tổ quốc ta.

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ