Công chính phân phối
(A) Vậy, con người bất chính và hành động bất chính vốn dĩ là bất công/ không bình đẳng: thêm nữa, hiển nhiên là có một Trung Đạo ở giữa hai sự bất công, và điều này là công bằng, có nghĩa là, phần được chia bằng nhau hoặc một nửa chính xác (bởi vì dù trong hành vi nào thì ở đó cũng sẽ xuất hiện phần nhiều hơn và phần ít hơn, và có cả phần cân bằng, hay còn gọi là một nửa chính xác). Nếu sau đó những gì Bất Chính là bất công và những gì Công Chính là công bằng, điều mà mọi người đồng ý mà không cần chứng minh: và vì công bằng là một Trung Đạo, Công Chính cũng phải là như vậy. Giờ đây những gì là công bằng ám chỉ ít nhất đến hai phần tử: sau đó suy ra rằng Công Chính phải là Trung Đạo và vừa là công bằng và đối với những người cụ thể nào đó. Và khi là Trung Đạo, nó phải đứng giữa những sự vật nào đó (tức là giữa phần nhiều hơn và ít hơn), khi là công bằng, nó phải bao gồm hai sự vật, và khi là công chính nó phải công chính với những con người cụ thể. Do đó, Công Chính ám chỉ ít nhất là bốn phần tử, hai phần tử chịu ảnh hưởng của công chính, và hai phần tử đại diện cho các phần được chia. Và sẽ có sự công bằng như nhau giữa các phần tử đại diện cho người cũng như những phần tử đại diện cho sự vật; bởi vì mối quan hệ của những thành phần thuộc nhóm thứ hai với nhau cũng tương tự như nhóm thứ nhất với nhau; bởi vì nếu như người ta không bình đẳng/ ngang bằng nhau, họ sẽ không nhận phần bằng nhau: trong thực tế, đây chính là mầm mống của tất cả xung đột và tranh chấp trên đời, khi hoặc là những người bình đẳng nhận được những phần chia không đều nhau, hoặc họ không bình đẳng với nhau nhưng lại nhận được những phần chia bằng nhau. Hơn nữa, rõ ràng từ thực tế rằng phần chia nên được trao “tương ứng với giá trị”, bởi vì tất cả đồng ý rằng sự Công Chính trong phân phối phải theo một tỷ lệ nào đó, nhưng tỷ lệ gì, thì mọi người lại không thống nhất được: những người dân chủ xét theo tự do, những kẻ thuộc chế độ quả đầu theo của cải, những người khác cho rằng phải xét theo dòng dõi và nhóm quý tộc xét theo đức hạnh. Sự Công Chính, sau đó, là một cái gì đó theo tỷ lệ. Bởi vì tỷ lệ không chỉ áp dụng cho những con số bao gồm những đơn vị trừu tượng, mà cả những con số nói chung, vì đó là sự bình đẳng của các tỷ lệ, và ám chỉ đến ít nhất bốn phần tử (điều này đúng trong trường hợp tỷ lệ rời rạc là rõ ràng và hiển nhiên, nhưng nó cũng đúng trong tỷ lệ liên tục, vì điều này sử dụng một phần tử [1131b] như hai phần tử và đề cập đến nó hai lần, do đó A : B : C có thể được biểu thị dưới dạng A : B :: B : C. Trong cách đầu tiên, B được đặt tên hai lần và do đó, nếu như trong cách thứ hai, B thực sự được viết hai lần, tỷ lệ sẽ là bốn): và tương tự như vậy ngụ ý ít nhất bốn phần tử và tỷ lệ giữa hai cặp phần tử là như nhau, bởi vì người và vật được chia tương tự nhau. Do đó, nó sẽ được hiểu là, A : B :: C : D, và sau đó thay đổi thứ tự thành A : C :: B : D, và sau đó (giả sử C và D để đại diện cho những sự vật) A + C : B + D :: A : B. Sự phân phối trong thực tế bao gồm việc kết hợp các phần tử này với nhau: và nếu chúng được đặt cùng nhau để duy trì tỷ lệ này, thì phân phối kết hợp chúng một cách công bằng. Vì vậy, sự kết hợp của tỷ lệ thứ nhất và thứ ba cũng như thứ hai và thứ tư là Công Chính trong sự phân phối, và Công Chính này là Trung Đạo tương đối với những gì vi phạm tỷ lệ, bởi vì hợp tỷ lệ là trung đạo và Công Chính là hợp tỷ lệ. Bây giờ các nhà toán học gọi loại tỷ lệ này là mang tính hình học: vì theo tỷ lệ hình học, toàn bộ đối với toàn bộ như từng phần đối với từng phần. Hơn nữa, tỷ lệ này không liên tục, bởi vì người và vật không tạo nên một phần tử. Công Chính nghĩa là theo đúng tỷ lệ, và Bất Chính vi phạm tỷ lệ; và do đó, có sự lớn hơn và nhỏ hơn: thật ra là đúng trong các thỏa thuận thực tế, bởi vì ai hành động bất công sở hữu phần lớn hơn và ai bị đối xử bất công nhận được ít điều tốt đẹp hơn; nhưng trong trường hợp điều xấu, mọi chuyện bị đảo ngược: bởi vì người ta cho rằng có ít điều xấu hơn là tốt, bởi vì ít điều xấu hơn thì được ưa chuộng hơn là nhiều điều xấu, và cái gì được ưa chuộng hơn là tốt, và càng nhiều thì càng tốt. Đây là một loại của Công Chính.
(Còn tiếp)
Các phần