Hạnh phúc

Theo như tên gọi, có một sự thống nhất khá chung chung: vì cả số đông bình dân lẫn số ít người có học thức đều gọi nó là HẠNH PHÚC, họ đều quan niệm rằng “sống tốt” và “làm tốt” giống với “hạnh phúc”; thế nhưng người ta lại tranh cãi về bản chất của Hạnh Phúc, và người bình thường không có cùng quan điểm với bậc trí giả. Một vài người nói rằng Hạnh Phúc là điều gì đó mãnh liệt và hiển nhiên, như là vui thú hay sự giàu có hoặc danh tiếng; trên thực
tế, mỗi người định nghĩa một kiểu; mà chẳng những vậy, thỉnh thoảng một người lại định nghĩa nhiều kiểu khác nhau; vì khi ốm đau, anh ta gọi Hạnh Phúc là sức khỏe; khi nghèo khổ, là giàu sang. Và khi ý thức về sự hiểu biết hạn hẹp của bản thân, người ta thán phục những người nói chuyện một cách vĩ mô và vượt tầm hiểu biết của mình. Một vài người lại tin rằng nó là điều gì đó, nằm ngoài và bên cạnh những điều tốt đẹp này, mà về bản chất trong thực tế nó là lý do khiến chúng tốt.

Tất nhiên, chúng ta phải bắt đầu với điều đã biết; nhưng điều này lại chia làm hai loại, điều chúng ta biết, và điều chúng ta có thể biết. Trong trường hợp này thì có lẽ chúng ta phải bắt đầu với điều chúng ta biết. Do đó chúng ta phải được rèn luyện tốt bằng các thói quen để học tất cả những nguyên lý của sự cao quý và công lý cũng như đạo đức học nói chung, bằng bất kỳ cơ hội có lợi nào chấp nhận được. Bởi vì nguyên lý là vấn đề liên quan tới thực tế, và nếu thực tế đã đủ rõ ràng đối với một người, thì sẽ không cần bổ sung thêm lập luận. Và do đó người học có thể đã lĩnh hội những nguyênlý hoặc có thể tiếp nhận chúng một cách dễ dàng: còn đối với người không thể lĩnh hội cũng như tiếp nhận chúng, hãy cho họ nghe câu này của Hesiod: “Kẻ giỏi nhất là kẻ tự nhận thức được mọi điều; Giỏi giang là kẻ biết lắng nghe lời đúng đắn; Nhưng kẻ không tự mình nhận thức mà cũng chẳng lắng nghe người khác để ngẫm nghĩ – hắn đích thị là một kẻ vô dụng.”

(Còn tiếp)

Các phần

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ