Ba loại trạng thái

Lúc này đây mỗi trường hợp đều có ba trạng thái, hai trạng thái xấu xa là thái quá hoặc khuyết thiếu, và một trạng thái Đức hạnh, tức là trạng thái Trung Đạo, tất nhiên tất cả đều trong một ý nghĩa đối lập với nhau; một thái cực, chẳng hạn, không chỉ đối lập với Trung đạo mà với thái cực còn lại, và sự Trung Đạo với các thái cực: vì cũng giống như một nửa là lớn hơn nếu so với phần nhỏ hơn, và nhỏ hơn nếu so với phần lớn hơn, thế nên trạng thái Trung Đạo, so với khuyết thiếu, thì dư thừa, dù trong cảm xúc hay hành vi, và ngược lại. Người dũng cảm, ví dụ, thể hiện như kẻ liều lĩnh khi so với kẻ hèn nhát, và như kẻ hèn nhát khi so với kẻ liều lĩnh; tương tự người Tự Chủ cũng vậy, nhìn trong tương quan với người Vô cảm (không có cảm xúc), thì giống như một người Buông thả, nhưng nếu so với người Buông thả thực sự, y trông tựa như một kẻ Vô cảm: và người hào phóng so với người keo kiệt thì có vẻ hoang phí, và đặt bên cạnh kẻ hoang phí thì lại keo kiệt. Và do đó những đặc tính thái quá, có thể nói, đưa đẩy con người ở trạng thái Trung Đạo về phía đối nghịch; người dũng cảm bị kẻ hèn nhát gọi là liều lĩnh, và người liều lĩnh gọi là hèn nhát, các trường hợp khác cũng như vậy. Và có sự đối lập lẫn nhau này, thì sự tương phản giữa các thái cực lớn hơn là giữa các thái cực với trạng thái Trung Đạo, bởi chúng cách xa nhau hơn là cách xa trạng thái Trung Đạo, giống như phần nhiều hơn hay ít hơn sẽ chênh lệch với nhau nhiều hơn là chêch lệch với đúng một nửa.

Hơn nữa, trong một số trường hợp, một thái cực sẽ có nhiều nét tương đồng với trạng thái Trung Đạo; liều lĩnh, chẳng hạn, với can đảm, và hoang phí với hào phóng; nhưng giữa những thái cực với nhau có sự khác biệt lớn nhất. Giờ đây Tương phản được định nghĩa như những điều cách biệt nhất với nhau, và vì vậy càng cách biệt bao nhiêu thì chúng sẽ càng tương phản với nhau bấy nhiêu.

Trong vài trường hợp, khi thì Thái quá, khi thì Khuyết thiếu, đối lập nhiều hơn với trạng thái Trung Đạo: đối với dũng cảm, chẳng hạn, không phải là sự liều lĩnh (thái quá), mà là hèn nhát (khuyết thiếu); ngược lại với sự Tự Chủ không phải sự không có nhận thức (khuyết thiếu) mà là sự thiếu vắng Tự Chủ (thái quá). Và đối với điều này, có hai lý do; một xuất phát từ tính chất vốn có của chính sự việc, bởi từ một thái cực gần hơn và tương đồng hơn với trạng thái Trung Đạo, chúng ta không đặt thái cực này đối nghịch với trạng thái Trung Đạo, mà đặt thái cực còn lại; bởi, ví dụ, vì liều lĩnh được cho là gần và tương đồng với can đảm hơn là hèn nhát, chúng ta đặt hèn nhát đối nghịch với can đảm, bởi những điều cách biệt với trạng thái Trung Đạo hơn được cho là đối nghịch hơn với trạng thái Trung Đạo. Vậy nên đây là một lý do xuất phát từ bản chất sự việc; lý do còn lại xuất phát từ chính chúng ta: bởi trong từng trường hợp của mỗi người những điều đó đem lại ấn tượng về sự đối nghịch hơn với trạng thái Trung Đạo mà cá nhân chúng ta có thiên hướng. Ví dụ, chúng ta có nhiều thiên hướng hướng tới những Vui Thú, bởi thế mà chúng ta sẵn sàng buông bỏ mọi sự Tự Chủ [Buông thả] hơn là sự Đúng mực. Chúng ta đã miêu tả cái mà tương phản đối nhiều hơn với Trung đạo, là cái mà trong những phương hướng đó chúng ta thường cố gắng đi theo. Do đó, Buông thả , là một loại Thái quá, thì có tính tương phản [đối lập] nhiều hơn so với Tự Chủ.

(Còn tiếp)

Các phần

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ