Đức hạnh là Trạng thái Trung đạo

Vậy là Phẩm hạnh thuộc về nhóm nào đã được bàn đến;  Song chúng ta không nên chỉ tuyên bố rằng nó là một trạng thái, mà còn phải nói rõ nó là kiểu trạng thái nào. Do đó, chúng ta phải thấy  được tất cả mọi Đức hạnh tạo ra những trạng thái để chính nó ở trạng thái tốt và cũng để nó thực hiện tốt chức năng của mình. Đức hạnh của con mắt, chẳng hạn, khiến cho con mắt vừa tốt vừa tinh tường; nhờ Đức hạnh của con mắt mà chúng ta nhìn rõ. Tương tự, Đức hạnh của con ngựa tạo ra một con ngựa tốt, và cả về tốc độ lẫn việc chở người cũng như chống lại kẻ thù cũng giỏi. Vì vậy, nếu điều này phổ biến trong mọi trường hợp, thì Đức hạnh của Con Người, tức là Đức hạnh, phải là một trạng thái mà nhờ đó Con Người trở nên tốt đẹp cũng như thực hiện tốt công việc của mình. Điều này xảy ra như thế nào cho đúng thì ta đã đề cập rồi, nhưng có lẽ vẫn nên làm rõ chủ đề này để nhìn thấy được đặc điểm vốn có của nó là gì.

Trong tất cả mọi thứ liên tục và có thể phân chia, một người có thể chọn phần nhiều hơn, ít hơn hoặc Trung Đạo, xét về mặt tương quan với chính nó, hoặc với chúng ta. Trung Đạo có nghĩa là ở giữa thừa và thiếu. Đối với Trung Đạo của chính sự vật (tuyệt đối), tôi muốn chỉ đến khoảng cách đều từ hai thái cực (cái chỉ có một và tương tự nhau đối với mọi người), và đối với sự Trung Đạo liên quan đến chúng ta (tương đối) cái mà không phải quá nhiều cũng không phải quá ít- cái này không phải là một và cũng không tương tự nhau đối với mọi người: chẳng hạn, giả dụ mười là nhiều và hai là ít, người ta sẽ lấy sáu làm Trung Đạo tuyệt đối; bởi nó lớn hơn số nhỏ hơn bằng đúng phần nó nhỏ hơn số lớn hơn, và sự Trung Đạo này tuân theo tỷ lệ số học. [1106b] Tuy nhiên, người ta nhận ra Trung Đạo liên quan đến chúng ta lại không giống như vậy; giả sử mười minae là một lượng quá nhiều để ăn và hai minae14 là quá ít, thì người huấn luyện không nhất thiết phải lấy sáu; bởi với anh ta thì lấy từng đó có thể cũng vẫn quá nhiều hoặc quá ít; đối với Milo15 sẽ là quá ít, nhưng với một người chỉ mới bắt đầu những bài tập thể thao của mình thì lại quá nhiều. Tương tự với chính những bài tập như chạy hay đấu vật cũng thế. Do đó, một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực kỹ nghệ nào cũng đều tránh khỏi sự thiếu và thừa, mà tìm kiếm và lựa chọn sự Trung Đạo, sự Trung đạo không phải tuyệt đối mà là tương đối.

Giờ đây nếu vì thế tất cả mọi kỹ năng thực hiện tốt chức năng của nó bằng cách để mắt đến sự Trung Đạo, và làm cho những chức năng trở nên Trung Đạo [Tiêu chuẩn] (do đó nó là một từ phổ biến để nói về những chức năng này khi đang ở trong trạng thái tốt, “chúng không thể được thêm vào hay bớt đi bất cứ điều gì”, hàm ý rằng sự thừa hoặc thiếu hủy hoại điều tốt, nhưng trạng thái Trung Đạo lại bảo toàn nó), những thợ thủ công giỏi, như chúng ta nói, làm việc bằng cách để mắt đến sự Trung Đạo này, và Đức hạnh, giống như Bản chất, chính xác hơn cũng như tốt hơn bất kỳ thứ nghệ thuật nào trên đời, thì phải có khả năng hướng đến sự Trung Đạo. Vì thế mà Đức hạnh về đạo đức, dĩ nhiên ý tôi là Đức hạnh, liên quan đến những cảm xúc và hành vi, trong hai khía cạnh này đều có thể có thừa, thiếu và Trung Đạo. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy những cảm xúc sợ hãi, tự tin, ham muốn, giận dữ, thương cảm, Vui Thú và Khổ Đau nói chung, quá nhiều hoặc quá ít, và trong cả hai trường hợp mọi thứ không ổn; tuy nhiên cảm nhận được những cảm xúc này đúng lúc, liên hệ tới đúng đối tượng, hướng tới đúng người, với động cơ đúng đắn, và cũng như theo đúng cách, là sự Trung Đạo, hay nói cách khác là trạng thái tốt nhất, và điều này thuộc về Đức hạnh. Đối với các hành vi cũng tương tự, có thể có thái quá, khuyết thiếu và Trung Đạo. Đức hạnh có liên quan đến các hành vi và cảm xúc, mà trong những khía cạnh này sự thái quá cũng như khuyết thiếu đều sai trái nhưng sự Trung Đạo được ca ngợi cũng như là một hình thức của thành công; và tất cả những trạng thái này đều thuộc Đức hạnh. Do đó mà Đức hạnh được xem là một loại của cái trung gian, bởi nó nhắm tới mục tiêu là cái gì đó Trung Đạo.

(Còn tiếp)

Các phần

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ