Hành vi Đức hạnh
Một người có thể cảm thấy khó hiểu trước ý nghĩa của khẳng định chúng ta đưa ra, rằng con người phải làm những hành động Công chính để trở nên Công chính, và những người Điều độ đạt được bằng thói quen Điều độ; “vì”, anh ta sẽ nói, “nếu con người đang làm những việc có Phẩm hạnh, thì vốn họ đã có Phẩm hạnh rồi, giống như việc họ là những nhà văn hoặc nhạc sĩ khi họ làm điều mà phù hợp với quy tắc ngữ pháp và nhạc lý”.
Có thể chúng ta không trả lời bằng việc nói rằng kể cả trong những môn nghệ thuật đã được viện dẫn đến cũng không phải vậy: vì một người có thể tạo ra một cái gì đó phù hợp với quy tắc ngữ pháp vì ngẫu nhiên hoặc vì gợi ý của người khác; thế nhưng anh ta sẽ chỉ là một nhà văn khi không chỉ thực hiện cái gì đó hợp ngữ pháp mà còn thực hiện nó một cách hợp ngữ pháp, có nghĩa là làm nó phù hợp với kiến thức ngữ pháp của chính anh ta. Lại nữa, những trường hợp của các môn nghệ thuật và Phẩm hạnh không giống nhau: bởi những thứ do nghệ thuật tạo ra thì tự thân chúng có tính tốt, và do đó, chúng có một tính chất là đã đủ. Tuy nhiên, những những hành động mà phù hợp với Phẩm hạnh, có trong bản thân nó một tính cách nhất định, không vì thế mà kết luận rằng chúng được làm một cách Công chính và Điều độ. Có nghĩa là, tác nhân cũng phải ở trong một hoàn cảnh nhất định khi anh thực hiện hành vi đó, đầu tiên, nếu anh ta phải có sự hiểu biết, tiếp đến là sự lựa chọn các hành động [có suy tính], và lựa chọn các hành động đó vì lợi ích của chính bản thân các hành động đó và thứ ba là hành động phải xuất phát và được tiến hành từ một tính cách vững vàng và ổn định. Bây giờ, để làm chủ các môn nghệ thuật thì những điều kiện này đều không được tính đến, ngoại trừ sự hiểu biết. Ngược lại để làm chủ được các Phẩm hạnh thì sự hiểu biết ít hoặc không đáng kể, nhưng những điều kiện khác lại đóng vai trò không nhỏ. Ví dụ, chính ngay hoàn cảnh mà nảy sinh từ việc việc thường xuyên làm các hành vi Công chính hoặc Điều độ.
Các sự việc, do đó, được gọi là Công chính và Điều độ khi chúng giống như điều một người Công chính hoặc Điều độ sẽ làm; tuy nhiên, một người chỉ đơn thuần thực hiện những việc này thì không có các Phẩm hạnh đó, mà anh ta chỉ thực hiện chúng theo cách người Công chính và Điều độ làm.
Chúng ta đúng khi nói rằng những Đức hạnh này được hình thành trong con người bằng cách thực hiện các hành vi; nếu không làm những hành vi này, thì thậm chí sẽ chẳng ai có triển vọng trở lên tốt cả. Thế nhưng, con người nhìn chung không thực hiện những hành vi này, song lại trốn tránh trong lý thuyết và nghĩ rằng họ đang là những triết gia, và rằng họ sẽ trở nên tốt theo cách này. Hành động này thực rất giống những người bệnh nghe thầy thuốc đầy chăm chú nhưng không chịu làm theo lời thầy thuốc chỉ dẫn. Tương tự, những người bệnh không thể khỏe mạnh về thể chất với quá trình điều trị như vậy, thì đám người kia cũng không thể khỏe mạnh về tinh thần nhờ việc triết lý suông như thế.
(Còn tiếp)