Cuộc đời trọn vẹn
Vậy có phải chúng ta không gọi một người còn đang sống là người Hạnh Phúc, và, như Solon11 sẽ nói, mà đợi đến hồi cuối chăng? Và lại nữa, nếu chúng ta vẫn giữ nguyên quan điểm này, thì rồi một người có Hạnh Phúc khi lìa đời không? Hoặc chẳng phải điều này hoàn toàn vô lý sao, đặc biệt khi chúng ta nói rằng Hạnh Phúc là một kiểu hoạt động nào đó? Mặt khác, nếu chúng ta không quả quyết rằng người chết thì Hạnh Phúc, và nếu Solon không hàm ý điều này, mà một người được gọi là Hạnh Phúc một cách chắc chắn, chỉ khi là tồn tại mà từ đó về sau thoát khỏi những điều xấu xa và vận rủi, thì điều này cũng lại gây ra một vài tranh cãi, bởi người ta cho rằng cái chết ở mức độ nào đó có cả xấu và tốt (nếu như, khi chúng ta chấp nhận rằng một người có thể còn sống nhưng không nhận thức được hoàn cảnh), như danh dự và nỗi ô nhục, cũng như vận may và xui rủi của con cháu nói chung. Thế nhưng cả ở góc nhìn này cũng vẫn có những trở ngại: vì sau khi một người sống trong sung sướng về già và qua đời, nhiều sự thay đổi có thể xảy đến với ngay con cháu của họ; một vài người trong số đó có thể tốt đẹp và đạt được những vị thế trong cuộc đời tùy theo phẩm chất của mình, một số khác lại khá trái ngược. Cũng rõ ràng rằng con cháu có thể ở những khoảng cách hay mức độ khác nhau trong tất thảy những mối liên hệ với tổ tiên. Như vậy thì sẽ thật vô lý khi cho rằng đến cả người chết cũng thay đổi vì những đổi thay này và ở trong cảnh sướng khổ xoay vần. Tuy nhiên, cũng sẽ thật vô lý khi những vấn đề của con cháu không không ảnh hưởng đến tổ tiên trong một mức độ và khoảng thời gian.
Nhưng vì những việc xảy đến thì nhiều, và khác nhau về mọi mặt, một số việc cảm thấy như gần hơn, một số lại như xa hơn, để đi đến những khác biệt cụ thể cặn kẽ rõ ràng sẽ là một nhiệm vụ lâu dài và không có hồi kết: như vậy có lẽ đủ để nói về những việc ấy một cách khái quát và theo khung phác thảo.
Rõ ràng rằng vận may hay điều rủi của bạn bè bằng cách nào đó có ảnh hưởng đến người chết: tuy nhiên không phải theo kiểu hoặc ở mức làm cho người Hạnh Phúc thành không Hạnh Phúc hoặc tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào tương tự thế.
Nếu vậy, chúng ta nhìn về cuối đời và rồi nói một người Hạnh Phúc, không phải hiện tại mà là như vậy ở một thời điểm nào đó trong quá khứ, chắc chắn là thật vô lý khi anh ta hạnh phúc mà chúng ta lại không nói thật về anh ta, bởi chúng ta không muốn nói rằng những người có cuộc sống Hạnh Phúc do những thay đổi có thể xảy ra với anh ta, và bởi, trong khi chúng ta đã xem Hạnh Phúc như một điều gì đó ổn định và không dễ thay đổi, thì sự thật là vận may lẫn vận rủi đều xoay chuyển không ngừng với cùng một người. Khá rõ ràng rằng nếu chúng ta dựa vào thời vận của con người, thì chúng ta sẽ thường phải nói một người Hạnh Phúc, và một lúc sau đấy lại khổ đau, do đó miêu tả người hạnh phúc “Giống như con tắc kè hoa, và nằm trên cành cây mục.”
Hay là việc bước đi cùng với thời vận của anh ta hoàn toàn sai lầm? Thành công hay thất bại trong cuộc đời không phụ thuộc vào những điều đó, mà cuộc đời con người cần những thay đổi này chỉ như những yếu tố phụ trợ, trong khi đó những hoạt động tuân theo đức hạnh đều vẫn là cái định hình ra Hạnh Phúc, và còn những hoạt động trái ngược lại cấu thành Bất hạnh.
Nhân đây, câu hỏi đang được bàn luận, vô tình làm rõ sự thật về diễn giải Hạnh Phúc của chúng ta. Không chức năng nào của con người lại thật nhiều lâu bền như những hoạt động tuân theo Đức hạnh, những hoạt động này được nghĩ là lâu dài thậm chí còn hơn cả kiến thức Khoa học. Và trong số những hoạt động này thì một lần nữa những hoạt động cao quý nhất thì lâu bền hơn, bởi những người hạnh phúc trải qua cuộc đời một cách dễ dàng và liên tục nhất, điều này dường như là lý do chúng không bị quên lãng. Vậy nên một người Hạnh Phúc sẽ có được sự ổn định mà anh ta đang kiếm tìm, và anh ta sẽ ổn định như vậy cả đời, bởi luôn luôn, hoặc hầu hết, anh ta sẽ làm và suy ngẫm các sự việc tuân theo Đức hạnh: và vận đời thiên biến vạn hóa ra sao anh ta cũng sẽ đón nhận một cách cao quý nhất, vào mọi lúc và bằng những con đường hài hòa nhất, bởi anh ta là một người tốt đích thực, hay như những khái niệm mà chúng ta đều biết là “một khối lập phương hoàn hảo”. Ngược lại thì những việc may rủi có nhiều, và lớn bé khác nhau, chút ít may mắn hay xui rủi rõ ràng không ảnh hưởng đến sự cân bằng của cuộc sống, nhưng khi nghiêm trọng và thường xuyên, nếu là may mắn, sẽ giúp cuộc sống thêm phúc lạc (bởi bản chất của chúng góp phần tô điểm và việc sử dụng chúng trở nên cao quý và tốt lành), nhưng nếu là xui rủi, về cơ bản chúng làm sứt sẹo và vơi bớt phúc lạc: bởi chúng mang đến nỗi đau đớn rõ ràng cũng như cản trở nhiều hoạt động. Nhưng, kể cả trong các trường hợp như vậy, thì sự cao quý vẫn luôn hiện diện khi một người bằng lòng gánh lấy những bất hạnh lớn lao và dồn dập mà không phải nhờ vào sự vô cảm với nỗi đau mà bởi sự cao quý và vĩ đại của tâm hồn.
Nếu hoạt động trao cho cuộc đời đặc tính, không người hạnh phúc nào có thể trở lên khốn khổ; bởi anh ta không bao giờ làm điều gì đó đáng căm ghét và thấp kém. Bởi những người tốt và khôn ngoan, chúng ta nghĩ, chống đỡ mọi sự may rủi của cuộc đời xảy đến và kiến tạo điều tốt nhất trong những hoàn cảnh, như một vị tướng lãnh tài ba điều động binh sĩ dưới quyền chỉ huy của ông một cách tốt nhất, và một người thợ đóng giày khéo léo tạo ra những đôi giàu tốt nhất từ những mảnh ra, tương tự đối với các ngành kỹ nghệ khác. Và nếu như vậy, thì người hạnh phúc có thể không bao giờ khốn khổ, mặc dầu anh sẽ chạm đến phúc lành, nếu anh gặp vận mệnh tương tự vua Piram.
Trong thực tế, anh ta không lung lay hoặc thay đổi một cách dễ dàng, không dễ gì mà anh ta mất đi Hạnh Phúc của mình chỉ vì những vận rủi thông thường, mà phải vì những vận rủi lớn cũng như dồn dập; và, mặt khác, sau những vận rủi như vậy anh ta không thể giành lại được Hạnh Phúc trong chốc lát; mà trong một thời gian dài và trọn vẹn, suốt thời gian đó anh ta phải khiến bản thân trở thành bậc thầy của những điều cao quý và lớn lao.
Điều tốt đẹp ngoại thân
Vậy tại sao chúng ta không nên nói một người là Hạnh Phúc khi anh ta làm việc tuân theo Đức hạnh chuẩn mực, và được trang bị đầy đủ những điều tốt đẹp ngoài thân: và điều này không diễn ra trong một khoảng thời gian ngẫu nhiên mà xuyên suốt một cuộc đời trọn vẹn. Hoặc, chúng ta phải bổ sung thêm, rằng anh ta không chỉ sống như vậy, mà cái chết của anh ta cũng phải tương xứng với cuộc đời đó, bởi tương lai là vô định đối với chúng ta, và dù bằng cách nào chúng ta cũng coi hạnh phúc là một cái kết cũng như sự trọn vẹn. Và chúng ta sẽ dùng từ “phúc lạc” để gọi những người đang sống và sẽ có những điều mà chúng ta đã nhắc tới, nhưng chỉ phúc lạc ở cách thức của Con Người mà thôi. Đến đây chúng ta có thể tạm dừng ở những điểm này rồi.
(Còn tiếp)