Thiếu tự chủ khác loại với Buông thả và Đồi bại

Ngoài ra, người Buông thả, như đã được quan sát trước đó, không biết hối hận, vì anh ta ủng hộ lựa chọn của mình; nhưng người Thiếu tự chủ gần như luôn biết hối hận, và vì vậy lập trường không như chúng ta đã xác định trước đó, mà Thiếu tự chủ thì có thể sửa chữa được, còn trường hợp Buông thả thì không: vì Đồi bại giống như căn bệnh mãn tính, ví dụ như phù nề, còn Thiếu tự chủ lại giống như các rối loạn cấp tính: cái đầu tiên là một sự xấu xa có tính liên tục, còn cái sau thì không. Và, trên thực tế, Thiếu tự chủ và Đồi Bại khác biệt nhau về chủng loại: cái sau không thể nhận thức được bản thân, trong khi cái trước lại có. [1151a] (Người Thiếu Tự Chủ, những người tạm thời đánh mất bản thân và bị khống chế bởi một nguồn cám dỗ đột ngột vẫn tốt đẹp hơn những người có Lý Trí mà lại không tuân theo nó; bởi những người thuộc nhóm thứ hai ít bị cảm xúc chi phối , và không hành động mà không có suy tính như nhóm thứ nhất; bởi vì người Thiếu tự chủ giống như những người chóng say dù uống ít rượu hơn những người bình thường. Vậy thì, rõ ràng là sự Thiếu tự chủ không phải là sự Đồi Bại đã được bàn đến: và có lẽ nó là như vậy, bởi vì theo một nghĩa nào đó, nó trái ngược với Lựa chọn, còn Đồi bại theo đúng với lựa chọn ấy: nhưng cái tương tự là về phương diện hành động họ đạt tới như những gì Demodocus nói về những người thành Miletus. “Người dân Miletus không phải là những kẻ ngốc, mà họ chỉ làm những việc mà kẻ ngốc làm”, và vì vậy những người Buông thả không phạm tội ác nhưng họ thực hiện những hành vi tội ác.

Tiếp theo, vì người Thiếu tự chủ ở có thiên hướng, không phải là trong sự tin chắc hay trong việc nghe theo lý lẽ, theo đuổi những vui thú thể xác đến mức dư thừa, trái ngược với Lý Trí Đúng trong khi người Buông thả vẫn hành động vì bị thuyết phục, bởi anh ta theo đuổi những vui thú này; người đầu tiên dễ dàng bị thuyết phục thay đổi tâm trí, còn người sau thì không: vì Đức hạnh và Đồi Bại lần lượt giữ gìn và phá bỏ nguyên lý đầu tiên; trong hành động, nguyên do cuối cùng là nguyên lý đầu tiên, giống như các tiên đề trong toán học: và cả trong đạo đức học lẫn toán học, Lý Lẽ hay Lập luận đều không dạy người ta các nguyên lý đầu tiên; Nó cũng vậy, Đức hạnh dù tự nhiên hoặc nảy sinh do thói quen, không có gì giảng dạy ý niệm đúng đắn về những nguyên lý đầu tiên. Ai thuộc dạng này về đạo đức thì được gọi là người Điều độ, và nhân cách trái ngược sẽ là Buông thả. Thêm nữa, có một trạng thái khiến người ta chối bỏ Lý Trí Đúng để nghe theo cảm xúc; đó là người đã bị cảm xúc làm chủ đến mức anh ta không thể hành động hợp theo Lý Trí Đúng nữa, nhưng chưa đến mức làm anh ta bị thuyết phục rằng anh ta nên phục tùng những vui thú ấy một cách không có giới hạn; trạng thái này là của người Thiếu tự chủ, vẫn tốt đẹp hơn kẻ Buông thả, và không phải một người hoàn toàn xấu xa một cách chung chung; bởi vì trong anh ta, phần cao nhất và tốt đẹp nhất, tức là nguyên lý, được bảo tồn: và có một trạng thái khác ngược lại so với anh ta, người kiên định bởi lòng tin nhất định không buông lơi, chí ít do cảm xúc đưa đẩy. Rõ ràng là sau tất cả những điều này, cái sau là một trạng thái tốt và cái trước là một trạng thái xấu.

(Còn tiếp)

Các phần

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ