Thiếu tự chủ và Nhu nhược
(2) Vấn đề được thảo luận tiếp theo là liệu có một nhân cách được gọi tên bằng khái niệm “Thiếu tự chủ” nói chung hay không, theo nghĩa cụ thể và, nếu có một nhân cách như vậy, thì nội hàm của anh ta là gì. Đầu tiên, sự vui thú và khổ đau là nội hàm của những người Tự Chủ và Kiên Cường, và cả những người Thiếu tự chủ và Nhu Nhược, rõ ràng là như vậy. Hơn nữa, những thứ tạo ra vui thú hoặc là điều thiết yếu, hoặc là điều tùy chọn (đáng giá để chọn) nhưng người ta có thể sở hữu chúng quá nhiều. Những gì thuộc về thể xác và đem lại vui thú đều cần thiết; và tôi gọi những thứ đó liên quan đến thực phẩm và những sự thèm thuồng thô thiển khác, nói ngắn gọn là những thứ thuộc thân xác, như chúng ta giả thiết chúng là nội hàm của sự thiếu vắng Tự Chủ và Tự Chủ. Nhóm đối tượng còn lại không phải thiết yếu, mà là những thứ có thể lựa chọn (đáng lựa chọn trong bản thân chúng); ý tôi là, chẳng hạn, chiến thắng, danh dự, của cải và những thứ tốt hoặc dễ chịu khác tương tự cùng looại. (a) Và những người thích thú một cách quá mức những thứ như vậy (cái sau) trái với nguyên lý Lý Trí Đúng nằm trong họ, chúng ta sẽ không gọi họ là những kẻ Thiếu tự chủ một cách đơn thuần, mà phải bổ sung thêm thông tin ở khía cạnh nào, như tiền bạc, hoặc của cải, hoặc danh dự, hoặc sự tức giận; bởi vì chúng ta coi họ khác với kẻ Buông thả và ta chỉ gọi họ Buông thả bởi một sự tương đồng nào đó (như khi chúng ta thêm vào tên của một người cụm “người chiến thắng trong các trò chơi Olympic”, sự mô tả anh ta là Người chỉ khác chút xíu với sự mô tả anh ta như Người đã giành chiến thắng trong các trò chơi Olympic, nhưng vẫn có sự khác biệt). Điều này thể hiện bằng thực tế rằng, Thiếu tự chủ đơn thuần hay trong phương diện của vài vui thú thể xác đặc biệt bị khiển trách không chỉ như lỗi mà còn là một loại của Sự đồi bại, trong khi Các loại thiếu tự chủ trong phương diện khác không bị khiển trách . (b) Nhưng trong số những người có các thú vui thể xác là nội hàm của họ, mà như chúng ta nói cũng là nội hàm của người Điều độ và kẻ Buông thả, kẻ nào theo đuổi những vui thú ấy một cách thái quá trong khi lảng tránh những khổ đau (như đói và khát, nóng và lạnh, và mọi thứ liên quan đến xúc giác và vị giác), không phải từ sự Lựa chọn mà là bất chấp sự Lựa chọn và quan điểm trí tuệ của anh ta, thì được gọi một cách đơn thuần là “một người Thiếu tự chủ”, không đi kèm với bất kỳ hạn chế “trong phương diện của điều này điều kia” ví dụ của sự giận dữ, mà chỉ đơn thuần . Và một bằng chứng cho việc khái niệm này được áp dụng là bởi khái niệm tương tự “Nhu Nhược” được sử dụng đối với những thú vui này mà không phải những thú vui khác. Và vì lý do này, chúng ta đã xếp vào cùng một hạng bậc: một người Thiếu tự chủ với một người Buông thả, và người Điều độ cùng nhóm với người Tự Chủ; chứ không phải bất kỳ nhân cách nào khác, bởi vì nhóm trước có cùng những sự vui thú và khổ đau cho nội hàm của họ: nhưng mặc dù có cùng đối tượng, họ lại không liên hệ đến nó theo cùng một cách thức, mà hai trong số họ hành động theo Lựa chọn, hai người còn lại thì không. Và do đó, khi theo đuổi những vui thú quá mức và trốn tránh những khổ đau vừa phải, kẻ không có hoặc có rất ít ham muốn ít được miêu tả là Buông thả hơn so với kẻ làm vậy vì có ham muốn mạnh mẽ: bởi vì người thứ nhất sẽ làm gì nếu anh ta có thêm sự kích thích của ham muốn tuổi trẻ và nỗi đau dữ dội gây ra bởi việc thiếu thốn những sự vui thú mà chúng ta đã gọi là “thiết yếu”?
Vậy thì, trong số những sự ham muốn và vui thú, có một số loại tốt đẹp và cao quý (vì những thứ dễ chịu thường được chia ra, như chúng ta đã bàn trước đây, thành những đối tượng đáng lựa chọn, những đối tượng nên tránh, và những gì trung lập, ví dụ như tiền bạc, lợi ích, danh dự, thắng lợi); đối với tất cả những ham muốn thuộc nhóm trung lập, người ta bị trách phạt không phải vì bị ảnh hưởng hay thèm khát và yêu thích chúng, mà bởi sự thái quá trong những cảm xúc này. ( Và vì vậy, bất cứ ai bất chấp Lý Trí (quy tắc) và bị làm chủ bởi, hoặc nói cách khác là theo đuổi những thứ dù có bản chất cao quý và tốt đẹp ; chẳng hạn những người coi trọng danh dự, hay con cái hoặc cha mẹ của họ hơn mức cần thiết, thì không phải Đồi bại; mặc dù đó đều là những mục tiêu tốt đẹp và người ta thường được tán thưởng vì quan tâm đến chúng; nhưng ở đây ta vẫn thấy một sự thái quá có thể xuất hiện; chẳng hạn, ví dụ như Niobe52, dám khiêu chiến với các vị thần, hoặc một kẻ yêu bố mình như Satyrus53, người được đặt cho biệt danh là “philopater” (tức người yêu bố mình) [1148b], bởi vì hắn ta được cho là rất khờ dại về người bố. Do đó, không có sự Đồi bại trong những ham muốn hay yêu thích này, vì lý do đã nói ở trên, rằng chúng đều là những thứ tự thân đáng được lựa chọn, nhưng sự thái quá đối với chúng là sai và phải tránh xa: và tương tự không có Thiếu tự chủ đối với những điều này; vì Buông thả không chỉ đơn thuần là một điều nên tránh mà còn đáng trách phạt. Nhưng vì sự giống nhau của trong trạng thái cảm xúc, khái niệm Thiếu tự chủ được sử dụng với sự bổ sung của một nội hàm cụ thể nào đó trong từng trường hợp, giống như người ta vẫn gọi một người là một thầy thuốc tồi, hoặc một diễn viên tồi, họ không đơn thuần gọi anh ta chỉ bằng một chữ tồi đơn thuần. Vì khi đó, trong những trường hợp này, chúng ta không áp dụng khái niệm Thiếu tự chủ một cách đơn thuần vì mỗi trạng thái không phải là một tật xấu mà chỉ tương tự tật xấu, vì vậy rõ ràng là đối với Thiếu tự chủ và Tự Chủ, trong những trường hợp khác cũng liên quan tới cùng đối tượng với Điều độ và Buông thả, và chúng ta chỉ cùng áp dụng từ tức giận chỉ vì chúng có vẻ giống nhau: vì lý do ấy, chúng ta nói thêm đặc điểm gọi một người là Thiếu tự chủ về phương diện tức giận, cũng như ta nói Thiếu tự chủ về danh dự hoặc lợi ích.
(Còn tiếp)