Người Thiếu tự chủ hành động một cách có hiểu biết không?

Bây giờ chúng ta phải xem xét (1) liệu những người Thiếu tự chủ  có hành động có hiểu biết chăng; tiếp theo, nếu họ biết, thì họ biết theo nghĩa nào; và tiếp theo (2) chúng ta phải giả thiết cái gì là đối tượng của người Thiếu tự chủ và của người Tự Chủ; ý tôi là liệu có phải tất cả các hình thái vui thú và khổ đau, hay chỉ một số dạng nhất định mà thôi; và khi xét tới Tự chủ và Kiên Cường, chúng là những trạng thái khác biệt hay cùng là một. Và theo cách tương tự, chúng ta phải xét đến tất cả các câu hỏi có liên quan đến các vấn đề này.

Điểm khởi đầu thực sự của cuộc truy vấn này là, (a) liệu có thể phân biệt được Tự Chủ và Thiếu tự chủ chỉ qua đối tượng hay thái độ. Tôi muốn nói rằng, liệu một người trở nên Thiếu tự chủ đơn giản là do liên quan tới đối tượng này kia, hay là bởi thái độ, hay cả hai; tiếp theo, (b) liệu sự phân loại Tự Chủ và Thiếu tự chủ có liên quan tới bất kỳ hay tất cả mọi đối tượng hay không: bởi vì một người được gán cho cái mác Thiếu tự chủ nói chung không phải liên quan tới bất kỳ hay mọi đối tượng mà với chính xác những cái mà người Buông thả liên quan;  cũng không phải anh được đặc trưng hóa bởi đơn giản liên quan tới những thứ này (vì lúc đó nhân cách của anh ta sẽ giống hệt với dạng ta vừa nói đến, Buông thả, mà bởi vì tương quan của anh ta đối với đối tượng này là thế nọ và thế kia (một cách cụ thể). Bởi vì người Buông thả được dẫn dắt bằng những Lựa chọn có suy tính, cho rằng con đường của anh ta là theo đuổi sự vui thú hiện tại; trong khi người Thiếu tự chủ không nghĩ như vậy, mà vẫn cứ theo đuổi [vui thú].

(1) Bây giờ, xét đến quan điểm cho rằng một người mất Tự Chủ hành động trái với Quan Điểm Đúng chứ không trái với Kiến thức, điều đó cũng không ảnh hưởng gì đến vấn đề chúng ta đang tranh luận, bởi vì một số người khi có Quan Điểm, họ không có xu hướng nghi ngờ gì về bản thân mình mà luôn cho rằng tự họ có Kiến thức chính xác; nếu như vậy thì có lẽ rằng những người có Quan Điểm thường có khả năng cao hơn so với những người có Kiến thức trong việc hành động trái ngược với hiểu biết của họ, bởi vì họ chỉ có một niềm tin vừa phải đối với nó; chúng ta trả lời rằng Kiến thức trong trường hợp này không khác biệt so với Quan Điểm, bởi vì một số người tin vào Quan Điểm của họ không kém phần vững chắc so với những người khác tin vào Kiến thức tuyệt đối của họ: Heraclitus là một trường hợp điển hình.

Thay vào đó, một mô tả (a) về nó có thể như sau: khái niệm biết có hai nghĩa; cả người không sử dụng Kiến thức của mình và người có sử dụng đều được cho là người biết: sẽ có một sự khác biệt giữa một người hành động sai trái, mặc dù sở hữu Kiến thức nhưng lại không áp dụng chúng khi hành động, hoặc có Kiến thức và thực sự áp dụng nó; trường hợp sau quả thật kỳ lạ, nhưng cái trước thì không.

[1147a] Một lần nữa, (b) vì có hai dạng mệnh đề 45 ảnh hưởng đến hành động, phổ quát 46 và cụ thể 47, không có lý do gì mà một người không thể hành động chống lại Kiến thức của mình, dù có cả hai mệnh đề trong tâm trí của anh ta, nhưng sử dụng cái phổ quát mà không sử dụng cái cụ thể, vì nó là các hành vi cụ thể phải được làm. Có hai loại trong mệnh đề phổ quát; một mệnh đề phổ quát có thể liên quan đến bản thân con người và một loại liên quan đến đối tượng; lấy ví dụ sau đây: “thực phẩm khô là tốt cho mọi người”, điều này có thể có hai tiền đề nhỏ, “đây là một người” và “loại thực phẩm này khô”, nhưng dù cho  “thực phẩm này là như vậy như vậy” đi chăng nữa thì một người vẫn không có Kiến thức hoặc không thực hành nó. Theo những đường lối hiểu biết khác nhau to lớn  này, việc một người biết theo một nghĩa nhưng lại hành động sai lầm sẽ không có gì lạ, nhưng trong bất kỳ ý nghĩa nào khác, đó sẽ là một vấn đề đáng ngạc nhiên.

(c) Một lần nữa, con người có thể có Kiến thức theo cách khác với bất kỳ cách nào đã được mô tả: vì chúng ta liên tục thấy trạng thái của một người rất khác nhau khi có và không sử dụng Khoa học, rằng anh ta có thể vừa sở hữu vừa không sở hữu nó theo một ý nghĩa nào đó; khi anh ta đang ngủ, hoặc điên, hoặc say rượu chẳng hạn; vậy, những người chịu sự điều khiển của cảm xúc nằm trong những điều kiện hoàn toàn tương tự; vì sự tức giận, ham muốn và một số thứ tương tự khác, rõ ràng tạo ra những thay đổi cả ở trong cơ thể, và ở một số người, chúng thậm chí khiến họ phát điên; hiển nhiên là, chúng ta phải nói rằng những người Thiếu tự chủ đang ở trong một trạng thái tương tự như vậy. Và việc họ nói những điều tượng trưng cho Kiến thức không phải là minh chứng cho việc họ áp dụng nó, bởi vì những ai chịu sự điều khiển của cảm xúc đều có thể lặp lại những luận chứng48 hoặc câu thơ của Empedocles49, giống như những đứa trẻ, khi mới học, xâu chuỗi các từ lại với nhau, nhưng chưa biết nghĩa của chúng, vì chúng cần phải ngấm dần những lớp nghĩa đó, và quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian: vì vậy chúng ta cần phải cho rằng những người trong trạng thái mất Tự chủ nói ra những câu châm ngôn luân lý này như thể những diễn viên vậy.

 Hơn nữa, (d) người ta có thể xem xét giải thích  hiện tượng này theo cách như sau, từ một cuộc kiểm tra hoạt động thực tế của tâm trí: một quan điểm  phổ quát và cái còn lại chú trọng vào các chi tiết cụ thể mà có liên quan tới lĩnh vực Cảm Quan. Bây giờ, khi một quan điểm đơn nhất là kết quả của hai tiền đề này, cần phải suy ra rằng, khi vẫn dừng lại ở dạng lý thuyết, tâm trí phải khẳng định kết luận, còn đối với dạng thực tiễn, người ta phải hành động ngay lập tức. Ví dụ, nếu “Tất cả những gì ngọt ngào nên được nếm thử”, và “Cái này ngọt ngào”. Có thể suy ra rằng nếu một người có thể và không chịu bất cứ một cản trở nào, anh ta không những nên rút ra mà còn phải cùng một lúc hành động dựa và khẳng định: “Cái này nên được nếm thử.” Sau đó, quan điểm  phổ quát hiện diện trong ta cấm việc nếm thử, và cũng có quan điểm rằng : “Tất cả những gì ngọt ngào đều dễ chịu” và “Cái này ngọt ngào” (và giờ đây là quan điểm thực sự hoạt động), và khi ham muốn hiện diện trong một người, mệnh đề phổ quát khuyên anh ta nên tránh nhưng ham muốn lại mách bảo anh ta nếm thử; vì nó có khả năng kích thích nhiều bộ phận trên cơ thể con người: và kết quả là, anh ta đã mất đi Tự Chủ, [1147b] theo một nghĩa nào đó dưới ảnh hưởng của Lý Trí và Quan Điểm, cái không mâu thuẫn trong chính bản thân, mà chỉ ngẫu nhiên, trái ngược với Quy tắc/ lí trí đúng ( bởi vì ham muốn là cái trái ngược với Lý Trí Đúng, chứ không phải Quan Điểm) ; và vì lý do này, những loài vật thấp kém không được đặt vào nhóm Thiếu tự chủ, bởi vì chúng không có khả năng tư duy về những mệnh đề phổ quát mà chỉ có thể tiếp nhận và giữ lại những ấn tượng cụ thể.

Xét đến cách thức sự vô minh bị loại bỏ và người Thiếu tự chủ phục hồi Kiến thức của mình, câu chuyện cũng giống như đối với một anh chàng say rượu hoặc đang ngủ, và dù bị ảnh hưởng bởi cách nào thì cũng không khác nhau, người mà chúng ta nên trao đổi đó là các nhà sinh lý học. Nhưng trong khi tiền đề nhỏ của mọi tam đoạn luận thực tiễn là một ý kiến về vấn đề nhận thức được bằng Cảm Quan và quyết định các hành động; người chịu ảnh hưởng của cảm xúc không có điều này, hoặc anh ta nói trong khi không biết gì, như một người khi say rượu vẫn có thể lặp lại những câu thơ của Empedocles; và bởi vì thành tố nhỏ (mệnh đề cuối) 50 không phải là phổ quát, cũng không được cho là ngang bằng với đối tượng của kiến thức Khoa học như mệnh đề phổ quát51; và do đó, quan điểm mà Socrates đang tìm kiếm xuất hiện, nghĩa là không phải hiện tại điều gì được nghĩ là kiến thức đúng đắn mà từ đó cảm xúc của Thiếu tự chủ nảy sinh (Cũng không phải nó “bị kéo về phía” như kết quả của trạng thái cảm xúc), mà là trong một kiến thức cảm quan.

Đó là đủ như câu trả lời của chúng ta về nghi vấn hành động với hay không với hiểu biết, và cách thức nào hành động không kiềm chế với hiểu biết.

(Còn tiếp)

Các phần

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ