Người Thông minh vẫn có thể Thiếu tự chủ
Và một người không thể cùng lúc vừa có hai đặc tính Tri Thức Thực Tiễn và Thiếu tự chủ, bởi vì nhân cách của Tri Thức Thực Tiễn bao gồm, như chúng ta đã thể hiện trước đây, sự tốt đẹp của tính cách đạo đức. Và một lần nữa, không chỉ là kiến thức, mà là thiên hướng hành động, mới tạo nên Tri Thức Thực Tiễn: người Buông thả lại không sở hữu thiên hướng này. Nhưng không có lý do gì mà kẻ Thông minh không phải là một người Thiếu tự chủ, và lý do tại sao một số người đôi khi được cho là người có Tri Thức Thực Tiễn, và đồng thời Thiếu tự chủ, đó là vì sự Thông minh khác với Tri Thức Thực Tiễn theo cách tôi đã nêu trong Quyển trước, chúng chỉ gần giống nhau về nguyên nhân, còn ở khía cạnh mục đích thì khác biệt nhau. Người Thiếu tự chủ cũng không giống người vừa biết và suy tư sự thật, mà lại giống như một kẻ ngủ hoặc say. Một lần nữa, anh ta hành động có chủ ý (vì anh ta biết rõ, theo một nghĩa nào đó, việc anh ta đang làm và kết quả của nó), nhưng anh ta không phải là một người đồi bại, vì mục đích của anh ta là tốt, vì vậy anh ta chỉ là một nửa xấu xa mà thôi. Anh ta cũng không phạm tội ác, bởi vì anh ta không hành động hiểm độc được suy tính; xét hai hình thức chính của nhân cách Thiếu tự chủ này, một đằng không làm theo cân nhắc và các quyết tâm đã đặt ra, và đằng kia là người dễ bị kích động, thì không có thiên hướng cân nhắc bất cứ điều gì. Vì vậy, trên thực tế, người Thiếu tự chủ giống như một cộng đồng tạo ra tất cả các điều luật phù hợp và có những bộ luật đáng ngưỡng mộ, chỉ có điều họ không tuân thủ chúng, qua đó minh chứng cho sự chế giễu của Anaxandrides, “Nhà nước ấy đã làm điều đó, nó quan tâm đến luật pháp”, trong khi người Đồi bại giống như thành phố áp dụng luật của nó, nhưng chúng lại là những luật lệ tồi.
Thiếu Tự Chủ và Tự Chủ, xét cho cùng, là những trạng thái trên mức trung bình của con người; bởi vì nếu so với sức lực của hầu hết mọi người, người sau có nhiều khả năng nghe theo Lý Trí hơn, và người trước thì ít khả năng hơn. Một lần nữa, trong hai hình thức của Thiếu tự chủ mà người ta có thể sửa chữa một cách dễ dàng, ấy là những người có những cảm xúc mãnh liệt một cách cố hữu (dễ bị kích động) hơn là những người đã cân nhắc, hạ quyết tâm và rồi phá vỡ quyết định ; và những người trở nên như vậy thông qua việc lặp đi lặp lại thì dễ sửa chữa hơn; vì tất nhiên thói quen bao giờ cũng dễ thay đổi hơn bản tính, thậm chí thói quen khó thay đổi chỉ bởi nó giống bản tính; như Evenus nói, “Thói quen, tôi nói, bạn của tôi, chỉ là một sự thực hành lâu dài. Và cuối cùng trở thành chính bản tính con người.” Vậy là chúng ta đã xem xét Tự Chủ là gì, Thiếu tự chủ là gì, Kiên Cường và Nhu Nhược là gì và các trạng thái này có liên quan với nhau như thế nào.
(Còn tiếp)