Nghe bài viết
|
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ 2 LOẠI PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Năm đối tượng được cấp lý lịch tư pháp:
- Công dân Việt Nam thường trú, tạm trú trong nước;
- Công dân Việt Nam không xác định nơi thường trú, tạm trú;
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam;
Hai loại phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2;
Cơ quan cấp phiếu Lý lịch tư pháp
Nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
• Đối với những trường hợp địa chỉ liên lạc khác với địa chỉ trên sổ hộ khẩu; (Ví dụ: Bạn đang ở TP. HCM nhưng hộ khẩu ở Đà Nẵng)
• Thời gian hoàn thành thủ tục: 7 ngày làm việc.
Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú)
• Đối với cá nhân có địa chỉ liên lạc theo địa chỉ trên sổ hộ khẩu;(Ví dụ: Bạn đang ở Hà Nội và có hộ khẩu ở Hà Nội.)
• Thời gian hoàn thành thủ tục: 10 – 12 ngày làm việc.
Hiểu đơn giản, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sẽ tiếp nhận tất cả hồ sơ làm lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, bạn nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú.
Các thông tin cũng như cách làm lý lịch tư pháp không phải là thủ tục hành chính phổ biến. Do vậy, để tránh mất thời gian và phát sinh các chi phí không cần thiết, hãy liên hệ với Anpha để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
VIỆC BẠN CẦN LÀM VÀ CÁCH NHẬN KẾT QUẢ
Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng tôi: bản chụp CMND/CCCD/hộ chiếu. Chúng tôi sẽ thay bạn soạn toàn bộ hồ sơ, hoàn thành thủ tục pháp lý và bàn giao kết quả tận nơi.
Tùy vị trí của từng khách hàng mà Chúng tôi sẽ bàn giao phiếu lý lịch tư pháp theo 2 cách sau:
- Bàn giao tận nhà, ngay trong ngày (với khách hàng ở Hà Nội, TP. HCM);
- Bàn giao kết quả qua đường bưu điện (với khách hàng ở tỉnh, thành khác);
CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Theo Luật Lý lịch tư pháp, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành án.
Đồng thời, lý lịch tư pháp xác nhận nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, HTX trong trường hợp doanh nghiệp, HTX bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Lý lịch tư pháp bao gồm lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2, với đối tượng và mục đích cấp phiếu khác nhau, cụ thể:
Loại phiếu | Phiếu lý lịch tư pháp số 1 | Phiếu lý lịch tư pháp số 2 |
Đối tượng | – Công dân Việt Nam
– Người nước ngoài đã/đang cư trú tại Việt Nam – Cơ quan nhà nước – Tổ chức chính trị, xã hội |
– Cá nhân
– Cơ quan tiến hành tố tụng |
Mục đích | – Phục vụ công tác quản lý nhân sự
– Thành lập và quản lý doanh nghiệp, HTX |
– Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử
– Để cá nhân nắm được lý lịch tư pháp bản thân |
Nội dung trên phiếu | – Thể hiện các án tích hiện hữu (chưa xóa) | – Thể hiện đầy đủ án tích (bao gồm đã xóa và chưa xóa) |
3 CÁCH LÀM LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Thủ tục đăng ký lý lịch tư pháp có thể thực hiện theo 3 cách: sử dụng dịch vụ của Chúng tôi, tự thực hiện bằng cách nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước hoặc đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến.
Sử dụng dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp
Với cách này, bạn chỉ cần cung cấp các thông tin sau:
- Bản chụp từ bản chính CMND/CCCD và hộ khẩu (đối với người Việt Nam);
- Bản chụp từ bản chính visa đã từng đến Việt Nam và hộ chiếu có chữ ký của người trên hộ chiếu (đối với người nước ngoài/người không quốc tịch).
Đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến
Thực hiện theo hướng dẫn tại trang https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home;
Lưu ý: Sau khi hoàn thành các bước kê khai, bạn vẫn phải nộp hồ sơ trực tiếp tại 1 trong 2 cơ quan tiếp nhận hồ sơ (tùy vào hộ khẩu từng cá nhân).
Nộp hồ sơ trực tiếp
Với cách này, bạn cần chuẩn các giấy tờ như sau:
- Tờ khai xin cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp từ bản chính CMND/CCCD và hộ khẩu (đối với người Việt Nam);
- Bản chụp từ bản chính visa đã từng đến Việt Nam và hộ chiếu có chữ ký của người trên hộ chiếu (đối với người nước ngoài/người không quốc tịch).