Tóm tắt sơ lược (tiếp)

  Đồng thời có ba trạng thái Trung Đạo khác, sở hữu vài nét tương đồng, nhưng vẫn có những sự khác biệt; chúng giống nhau ở chỗ tất cả đều có sự giao tiếp về từ ngữ và hành vi với đối tượng của mình, khác biệt ở chỗ một trạng thái hướng đến sự thật, còn hai trạng thái khác là Vui Thú- theo hai cách, một là trong sự nghỉ ngơi và giải trí, cái khác là trong tất cả những gì xảy trong cuộc sống thường ngày.

Chúng ta cũng phải nói một hoặc hai từ về những trạng thái này, rằng chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng hơn là trong mọi vấn đề, sự Trung Đạo đáng được ca ngợi, đồng thời các thái cực không đúng đắn đều không đáng khen mà còn đáng chê. Giờ về những trường hợp này, kỳ thực, hầu như chưa thực sự có tên gọi chuẩn xác, nhưng chúng ta vẫn phải thử, như trong các trường hợp khác, để đặt ra vài cái tên cho chúng để rõ ràng và dễ hiểu.

8 Đối với sự thật ·      Trạng thái Trung Đạo: người Thật thà; trạng thái trung gian là Thật thà

·      Đối với việc che giấu sự thật:

o    Nếu ở phía phóng đại: Khoác Lác, người có tính này gọi là: Kẻ Khoác lác.

o   Nếu ngược lại, ở phía thu hẹp, thì sẽ được gọi là: Khiêm tốn giả tạo, người có tính này gọi là: Người Khiêm tốn giả tạo

9 Đối với sự dễ chịu theo cách thư giãn hoặc giải trí ·      Trạng thái Trung Đạo: Hóm Hỉnh và nhân cách tương ứng là người Hóm Hỉnh.

·      Thái quá: Trò Hề, và người thái quá là Tên Hề

·      Khuyết thiếu: Cục mịch, và người kém hài hước là người Cục Mịch

10 Đối với sự dễ chịu trong cuộc sống thường ngày ·      Trung đạo: Thân thiện, người dễ chịu theo đúng cách: người Thân thiện

·      Thái quá:

o   Không đi cùng với bất kỳ động cơ lợi ích nào: Dễ Dãi/ Dễ bảo

o   Nếu đi kèm với động cơ lợi ích: Xu nịnh

·      Khuyết thiếu: Khó chịu trong mọi hoàn cảnh [Khó tính], thuộc loại người hay Gây Gổ và Cáu Gắt.

 

  1. Có những trạng thái Trung Đạo trong các cảm xúc và các vấn đề liên quan đến cảm xúc. Xấu Hổ, chẳng hạn, không phải Đức hạnh, nhưng người Khiêm tốn được ca ngợi: bởi trong những trường hợp này thì thậm chí một người được nói là đạt trạng thái Trung Đạo, còn người khác là trạng thái thái quá; ví dụ, người Rụt rè [Tự ti], người luôn thấy vô cùng xấu hổ mọi lúc và ở bất kỳ tình huống nào; người thì khuyết thiếu, tức là người hoàn toàn không có cảm giác hổ thẹn, được gọi là Trơ trẽn [Vô Liêm Sỉ]; trong khi người ở trạng thái Trung Đạo là Khiêm Tốn.
  2. Sự phẫn nộ chính đáng, một lần nữa, là trạng thái Trung Đạo giữa Đố Kị và Hận thù [Ác Tâm]: cả ba đều có liên quan đến cảm giác Vui Thú và Khổ Đau trước việc xảy đến với người đồng loại: vì người có cảm xúc đúng đắn thấy đau khổ [bực bội] với vận may không xứng đáng của những kẻ khác, trong khi người đố kị vượt xa hơn, bực bội với t ất cả mọi sự thành công của người khác, và người ác tâm thì còn bực bội đến nỗi anh ta thậm chí vui mừng (trước vận rủi của người khác).
  3. Tuy nhiên, những điều này cũng sẽ có cơ hội khác để bàn luận ở chỗ khác. Liên quan tới Công Lý (Công chính), bởi nó không chỉ mang một ý nghĩa đơn giản. Vì thế, sau đây chúng ta sẽ , sau khi phân tích từng trạng thái khác, phân chia nó thành hai loại và nói về ý nghĩa của hai loại đó; và ta cũng làm tương tự đối với những Đức hạnh Trí Tuệ.(Còn tiếp)

    Các phần

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ