Sự vĩ đại

Tiếp theo chúng ta sẽ bàn về sự Vĩ đại, một đức hạnh được cho là giống với sự hào phóng, với nội hàm là Tài sản; nhưng nó không mở rộng ra toàn bộ giao dịch liên quan tới tài sản, mà chỉ áp dụng cho việc bao gồm phí tổn, và trong những trường hợp vượt xa khỏi hào phóng ở tỉ lệ, bởi nó liên quan tới chi tiêu ở quy mô lớn: tất nhiên khái niệm này mang tính tương đối, ý tôi là, chi phí để trang bị một thuyền chiến cỡ lớn không giống như việc tổ chức một buổi diễn trước công chúng. Nó là điều gì phù hợp trong mối quan hệ với đại lý, với hoàn cảnh và đối tượng. Và một người không được xem là Vĩ đại khi chi tiêu vào việc nhỏ hoặc tầm trung, ví dụ, “Tôi bố thí nhiều thứ cho một kẻ ăn xin lang thang,” mà phải thực hiện những vấn đề trọng đại: tức là, người Vĩ đại là một kẻ hào phóng, nhưng một kẻ hào phóng thì chưa chắc đã Vĩ đại. Trạng thái thiếu sót tương ứng với nó là Bần tiện, còn thái quá của nó là Thừa thãi Thô tục, Thiếu óc Thẩm mỹ và tương tự như vậy; cái sai của chúng, không phải bởi ở quy mô quá lớn khi xét tới các đối tượng thích đáng, mà bởi vì chúng phô trương các đối tượng bất hợp lý, và qua các cách thức không thích đáng. Chúng ta sẽ nói về chúng sau. Người Vĩ đại giống người nghệ nhân, bởi anh ta có thể nhìn thấy điều gì phù hợp, và có thể chi tiêu lớn vào những thứ có thẩm mỹ; bởi vì, như chúng ta đã nói ở phần đầu, [1122b] tình trạng tính cách đã xác lập được quyết định bởi các hành động và các đối tượng của nó. Sự chi tiêu của người Vĩ đại là to lớn và phù hợp: cũng tương tự như thành quả/ sản phẩm của anh ta (bởi vì điều này sẽ là chi tiêu lớn, và thích hợp với sản phẩm). Do đó sản phẩm tương xứng với giá trị phí tổn, thậm chí nên hơn và phí tổn tương xứng trở lại với giá trị sản phẩm: người Vĩ đại sẽ thực hiện những chi tiêu đó từ động cơ đáng kính, thường gặp ở mọi đức hạnh, và bên cạnh đó anh ta sẽ thực hiện điều này với vui thú và sự rộng rãi; bởi vì tính toán chính xác quá mức đồng nghĩa với Bủn xỉn. Anh ta sẽ xem xét cả cách thức để một việc có thể được thực hiện đẹp nhất và phù hợp nhất có thể, còn hơn là cần hết chi phí là bao nhiêu và làm sao để chi tiêu ít nhất để hoàn thành nó. Do đó một người Vĩ đại phải là một người hào phóng, bởi vì người hào phóng cũng chi tiêu khi cần thiết, và chi tiêu đúng cách: nhưng ở đây là Vĩ đại, tức là nói tới quy mô lớn, một đặc trưng của người Vĩ đại, có cùng đối tượng với người hào phóng, nhưng dù chi tiền ít hơn người khác anh ta vẫn khiến công việc Vĩ đại hơn. Ý tôi là, đức hạnh liên quan tới tài sản và tới công trình nghệ thuật không cùng tuyệt vời giống nhau: bởi một mảnh tài sản có giá trị lớn nhất thì đáng giá nhất, ví dụ như vàng; trong khi đó công việc đáng giá nhất thì vĩ đại và cao thượng, bởi vì sự thưởng ngoạn một đối tượng như vậy thật đáng khâm phục, và cái gì Vĩ đại đều đáng khâm phục. Do đó đức hạnh của một công việc là Vĩ đại ở quy mô lớn. Có những trường hợp chi tiêu mà chúng ta cho là đáng kính trọng, ví dụ như đồ cúng cho các vị thần, và trang trí điện thờ của họ, và những sự hiến tế, và tương tự mọi thứ liên quan tới Thần thánh, và mọi vấn đề công cộng như vậy là những tham vọng đáng kính, giống như khi con người suy nghĩ rằng trách nhiệm của họ là trang bị cho dàn đồng ca để biểu diễn một cách tuyệt vời, hoặc trang bị và duy trì một chiến thuyền, hoặc tổ chức một bữa tiệc cho công chúng. Trong mọi hành động này, như đã trình bày ở trước,  lưu ý tới nhân tố, người đó là ai và phương tiện anh ta có: bởi vì phí tổn nên giá trị bằng phương tiện, và phù hợp không chỉ với sản phẩm mà còn với người thực hiện công việc đó. Bởi lý do này, một người nghèo không thể là một người Vĩ đại, bởi anh ta không có tài sản để chi tiêu nhiều do đó không thể trở thành người Vĩ đại; và nếu anh ta thử làm thì anh ta là kẻ ngốc, bởi nó không tương xứng, thậm chí mâu thuẫn với tài sản của anh ta, trong khi đó để tương xứng với đức hạnh, một việc cần được phí tổn đúng. Những chi tiêu như vậy phù hợp hơn với những người mà có phương tiện để bắt đầu, do bản thân họ làm ra hoặc do tổ tiên để lại hay những người có liên hệ với họ mang tới, và với những người ở tầng lớp cao hoặc có danh vọng: bởi tất cả những thứ này hàm ý sự vĩ đại và danh tiếng. Do đó một người Vĩ đại khá giống như là tôi đã mô tả, và sự Vĩ đại tồn tại trong những chi tiêu như vậy, bởi chúng vĩ đại nhất và đáng kính trọng nhất; [1123a] Chúng ta cũng thấy sự Vĩ đại ở những chi tiêu cá nhân nhưng chỉ xảy ra một lần, ví dụ như đám cưới chẳng hạn; và mọi trường hợp liên quan tới lợi ích của toàn bộ cộng đồng, hoặc của những người có quyền lực và những thứ liên quan tới đón tiếp và gửi đi các đoàn sứ giả, cho và nhận lại quà: bởi vì người Vĩ đại không chi tiêu cho bản thân mà cho công ích, và quà ở đây tương tự với những đồ cúng tế. Người Vĩ đại cũng có đặc điểm trang bị cho ngôi nhà của anh ta phù hợp với sự giàu có của anh ta, bởi điều này theo một cách nào đó cũng phản ánh uy tín; và chi tiêu vào những thứ vững bền như vậy là một hành động đáng kính trọng nhất. Tuy nhiên, tài sản trong mỗi trường hợp thì không phù hợp với thần và con người một cách giống nhau, điện thờ và mộ phần cũng khác nhau. Và, trong các trường hợp chi tiêu, mỗi trường hợp lại vĩ đại trong sự tương ứng với từng loại, và chi tiêu vĩ đại cho một công việc vĩ đại thì Vĩ đại nhất. Có sự khác biệt giữa sự vĩ đại của một công việc và sự vĩ đại của một chi tiêu: ví dụ, một quả bóng hoặc một cái cốc rất đẹp thì Vĩ đại khi nó là quà tặng cho một đứa trẻ, trong khi giá trị của nó thì nhỏ và gần như bủn xỉn. Do đó đặc điểm của một người Vĩ đại là làm gì cũng Vĩ đại: bởi sản phẩm của anh ta làm ra không dễ dàng bị vượt mặt, và nó tương xứng với một tỷ lệ hợp lý với chi tiêu mà anh ta bỏ ra. Đó chính là một người Vĩ đại. Kẻ ở mức độ thái quá, được gọi là Thừa thãi Thô tục, thì thái quá bởi vì hắn ta chi tiêu không hợp lý. Ý tôi là trong những trường hợp chỉ cần một chi phí nhỏ mà anh ta chi tiêu quá nhiều và phô trương, ví dụ như tổ chức một bữa tiệc cho một nhóm bạn của anh ta tương đương với một tiệc cưới, hoặc anh ta trang bị cho một dàn hợp xướng tương đương với một buổi hài kịch, bắt diễn viên mặc màu tím ở cảnh đầu, ví dụ như những người Megarian25 đã làm. Mà tất cả những điều anh ta làm, anh ta không quan tâm tới điều gì thực sự đáng kính, mà chỉ để phô trương sự giàu có của mình, và bởi vì anh ta nghĩ rằng anh ta sẽ được khâm phục bởi những thứ này; và anh ta sẽ chi tiêu ít vào những thứ anh ta nên chi tiêu nhiều, và sẽ chi tiêu nhiều vào những thứ anh ta nên chi tiêu ít. Kẻ Keo Kiệt sẽ luôn chi tiêu thiếu trong mọi trường hợp, và thậm chí những chỗ anh ta chi tiêu nhiều nhất anh ta cũng phá hủy toàn bộ hiệu ứng vì muốn tiết kiệm một món tiền nhỏ mọn; anh ta trì hoãn mọi thứ anh ta làm, và tính toán cách thức anh ta có thể chi ra ít nhất, và thậm chí còn thực hiện điều đó cùng với than vãn về sự chi tiêu, và luôn nghĩ rằng anh ta làm mọi thứ quá mức cần thiết hơn anh ta nên. Hẳn nhiên, cả hai trạng thái này đều sai trái, nhưng chúng không chứa đựng sự hèn hạ bởi vì chúng không gây ra nỗi đau cho người khác cũng không quá bất hợp lý.

(Còn tiếp)

Các phần

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ