Nghe bài viết

Sau khi Khổng Tử mất, 70 học trò tản mác và chu du các chư hầu. Sự học suy dần đến đời Tần Thủy Hoàng (246-210). Thiên hạ chiến tranh khắp nơi, Nho học suy tàn. Nhưng ở hai nước Tề và Lỗ, các học giả vẫn không phế bỏ Nho học. Khoảng giữa đời Tề Uy Vương và Tề Tuyên Vương, Mạnh tử và Tuân Khanh tôn vinh sự nghiệp của Khổng tử và phát triển Nho học. Cái học của họ nổi tiếng đương thời,

Sử ký chép: Mạnh Kha người nước Trâu, học nơi Tử tư (cháu nội của Khổng Tử). Học thành tài liền đi du thuyết và muốn phục vụ Tề Tuyên Vương. Tuyên Vương không dùng, ông bèn đi sang nước Lương. Lương Huệ Vương không tin lời ông, cho là viển vông không thực tế. Thiên hạ chuộng chính sách hợp tung và liên hoành, xem chiến tranh là hay. Mạnh Kha thi hành đạo đức của đời Đường (tức đời vua Nghệu), Ngu (tức đời vua Thuấn), và Tam Đại, vì thế mà không hợp thời. Ông lui về cùng bọn Vạn Chương, viết lời tựa cho Thi, Thư, thuật lại tư tưởng của Khổng Tử và làm sách Mạnh Tử.

Sử ký không ghi năm sinh và năm mất của Mạnh Tử, nhưng theo Mạnh Tử niên phổ của Trình Phục Tâm đời Nguyên thì Mạnh Tử sinh năm thứ tư đời Chu Liệt Vương (372 TCN) và mất năm 26 đời Noãn Vương (289 TCN).

image_pdfimage_print

Trả lời

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ